Hà Nội luôn đối mặt với vấn đề khan hiếm nhà ở vì số lượng người lao động đổ về thủ đô luôn tăng dần qua các năm, trong khi quỹ đất thì có hạn. Đa phần người dân đều muốn tìm mua những bất động sản ở gần trung tâm thành phố để thuận tiện cho việc đi lại và tiếp cận các tiện ích công cộng. Tuy nhiên, khi mà giá nhà ở trung tâm thành phố ngày càng tăng phi mã thì người dân cũng dần phải lựa chọn việc di chuyển ra định cư ở những vùng ven. Phía Đông Hà Nội hiện đang được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nên đã thu hút được nhiều nhà đầu tư bất động sản cũng như người muốn mua nhà để ở.
Đầu tư bất động sản dịch chuyển về phía Đông
Báo cáo về thị trường bất động sản vừa qua của Bộ Xây dựng cho thấy; Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tiếp tục thiếu nguồn cung dự án mới, do khan hiếm quỹ đất. Trước tình trạng này, thời gian qua, một số chủ đầu tư đã bắt đầu khai phá thị trường tại các quận huyện mới. Tại Hà Nội, trước năm 2010, khu vực phía Đông chưa được chú ý. Mặc dù rất gần trung tâm thành phố. Tuy nhiên, từ khi hàng loạt các cây cầu lớn như Vĩnh Tuy, Thanh Trì, Nhật Tân hoàn thành. Cùng với quy hoạch 2 bên sông Hồng dự kiến được công bố thời gian tới. Thị trường bất động sản ở đây đã lên giá. Đồng thời, nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư lớn.
Hàng chục nghìn tỷ đổ vào hạ tầng kèm theo chính sách quy hoạch ven sông Hồng khiến thị trường bất động sản Đông Hà Nội giao dịch sôi động hơn. Tại khu vực quận Long Biên, giá đất tăng 3-5 triệu đồng mỗi m2 so với hồi cuối năm 2020. Đơn cử, khu vực phố Thạch Cầu có giá 30-40 triệu đồng. Khu vực phường Ngọc Thụy cũng dao động 30-50 triệu đồng đối với khu vực ngõ 2-3 m. Và 100-120 triệu đồng với nhà mặt đường có thể kinh doanh buôn bán.
Giá đất tăng vọt
Chỉ trong vòng 2 năm, mặt bằng giá đất tại huyện Gia Lâm, Hà Nội đã tăng vọt 20-30%. Đó là nhờ sự “lột xác” của hệ thống giao thông tại khu vực phía Đông. Mới đây nhất, nút giao Cổ Linh với tổng vốn đầu tư 600 tỷ đồng đã thông tuyến. Với 6 đường dẫn giúp kết nối thuận lợi các tuyến lưu thông huyết mạch. Bao gồm: Vành đai 3, Cổ Linh, cầu Thanh Trì, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Và các khu đô thị đang được triển khai, rút ngắn khoảng cách tới trung tâm Hoàn Kiếm.
Ý kiến của một số người mua bất động sản
Anh Nguyễn Văn Đoàn, Gia Lâm, Hà Nội, cho biết: “Tôi chọn bên Gia Lâm vì bên này môi trường tốt. Nếu không tắc đường thì đi hết 15-20 phút. Tiện ích hạ tầng ở đây không phải chê gì cả. Rất đầy đủ như sân chơi, trường học”. Các khu đô thị phía Đông còn có lợi thế lớn khi tiếp giáp các tỉnh thành được xem là “thủ phủ” công nghiệp lớn nhất cả nước. Như Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng. Tiềm năng lớn trong việc thu hút đối tượng khách hàng là chuyên gia người nước ngoài, người lao động chất lượng cao. Bởi vậy, một loạt tập đoàn BĐS lớn đã đổ dồn về đầu tư tại đây.
Bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc CBRE Hà Nội, cho biết: “Các dự án ven thành phố lớn, được đầu tư đầy đủ hạ tầng, dịch vụ, tiện ích, mức giá đã tăng. Ở mức trước đây không thể nghĩ đến, nhưng nay đã tăng”. Cùng với sự xuất hiện của các khu đô thị mới; hệ thống hạ tầng dịch vụ tại khu vực phía Đông cũng được đầu tư mạnh.
Khu vực phía Đông có nhiều tiềm năng
Một hệ sinh thái đầy đủ đã được hình thành. Như trung tâm thương mại, bệnh viện, cửa hàng bao quanh các tòa căn hộ. Ngoài ra, còn có hệ thống trường học và hình thành tòa tháp văn phòng thông minh hướng tới tiêu chuẩn Top 10 quốc tế. Thu hút nhóm Doanh nghiệp FDI, Doanh nghiệp công nghệ – kinh tế.
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam, nhận định. “Hà Nội cần xây dựng các khu đô thị vệ tinh để thu hút cư dân ra sinh sống. Ví dụ như ở Đông Anh, Gia Lâm. Để giảm tải cho khu vực nội đô, hình thành các khu đô thị mới”. Sự khan hiếm quỹ đất tại khu vực trung tâm, trong khi khu vực phía Đông lại đang được đầu tư mạnh về hạ tầng, dịch vụ, đã khiến làn sóng dịch chuyển đầu tư BĐS sang khu vực này ngày càng mạnh mẽ. Theo Công ty CBRE, có thời điểm khu vực phía Đông đã vươn lên dẫn đầu nguồn cung nhà ở tại Hà Nội, với khoảng 57% tổng số căn hộ mở bán mới.