Mặc cho dịch bệnh bùng phát, giá chào bán của các căn hộ sơ cấp tại thị trường bất động sản của miền Bắc liên tục tăng cao. Nguyên nhân cho sự tăng giá này là do nguồn cung nhà ở tại các địa phương phía Bắc bị hạn chế và do nhà đầu tư e ngại dịch bệnh diễn biến phức tạp nên đã hạn chế mở bán các dự án bất động sản. Vậy xu hướng giá bất động sản ở miền Bắc sẽ thay đổi như thế nào trong tương lai ? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm ra câu trả lời nhé.
Giá căn hộ sơ cấp ở miền Bắc tăng nhanh
Theo Savills, quý II năm nay là quý thứ mười liên tiếp giá bán căn hộ sơ cấp tại thị trường BĐS miền Bắc tăng. Bất chấp dịch bệnh diễn biến phức tạp. Báo cáo thị trường căn hộ của Savills cho biết, giá chào bán sơ cấp trung bình trong quý II là 1.625 USD một m2. Tăng 7% theo quý và 11% theo năm. Các dự án hạng B tăng mạnh nhất. Đạt mức 13% theo năm. Một trong những nguyên nhân giá căn hộ trong quý này tăng là nguồn cung hạn chế. Savills cho biết, nguồn cung căn hộ mới quý này thấp nhất trong 5 năm. Khi thị trường chỉ có thêm khoảng 1.600 căn hộ Từ 1 dự án mới và giai đoạn tiếp theo của 6 dự án. Giảm 60% theo quý và giảm 74% theo năm.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh lo lắng gia tăng do làn sóng Covid-19 thứ 4; các chủ đầu tư giảm quy mô mở bán. Nguồn cung sơ cấp giảm 13% theo quý và 27% theo năm. Xuống 21.300 căn. “Đây là quý thứ mười liên tiếp giá bán nhà sơ cấp tăng”, Savills nhấn mạnh. Và cho biết, ngoài nguồn cung thấp, nguyên nhân còn đến từ cơ sở hạ tầng được cải thiện, tiêu chuẩn phát triển cao hơn và giá thép tăng gần đây.
Tình hình biến động giá căn hộ ở Hà nội
Từ năm 2017, giá sơ cấp đã tăng 14% mỗi năm tại quận Cầu Giấy. Nơi có các cơ sở chăm sóc sức khỏe và giáo dục có chất lượng. Giá bán sơ cấp tại quận Long Biên tăng 12% một năm. Do vị trí gần khu trung tâm và những cải thiện về cơ sở hạ tầng gần đây. Bao gồm nút giao thông kết nối đường Vành đai 3 và đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đường vành đai 2. Điều này đã mang lại lợi ích cho các dự án hạng B và C tại đây. Các quận/huyện Đống Đa, Thanh Xuân, Từ Liêm, Hoài Đức, Hoàng Mai, Thanh Trì cũng ghi nhận giá tăng.
Báo cáo của Savills cũng chỉ ra, nguồn cung hạn chế, giá căn hộ tăng cao cùng cơ sở hạ tầng phát triển khiến các chủ đầu tư tìm cơ hội mới. Dịch chuyển từ các khu vực thành thị đến các huyện ngoại thành, tỉnh lân cận. Theo đó, nếu năm 2017, các huyện Hoài Đức và Thanh Trì cung cấp 6% nguồn cung. Thì nửa đầu năm 2021, 4 huyện Hoài Đức, Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh chiếm 32% thị phần. Từ năm 2021 trở đi, các huyện ngoại thành sẽ cung cấp 27% nguồn cung, theo Savills.
Số lượng căn hộ được mở bán trong tương lai
“Cơ sở hạ tầng được cải thiện đã thúc đẩy nhu cầu nhà ở tại các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh”. Savills cho biết. Theo đó, sự phát triển của các trung tâm loại hai được cho là sẽ tiếp diễn. Xu hướng làm việc tại nhà sau Covid-19 có thể là một yếu tố góp phần. Tuy nhiên thực tế là người mua ngày càng quan tâm về giá. Giá căn hộ sơ cấp trung bình ở Hưng Yên hiện thấp hơn khoảng 20% so với Hà Nội.
Theo thống kê của Savills, trong năm 2021, Hà Nội có khoảng 25.800 căn hộ từ 25 dự án mới và giai đoạn tiếp theo mở bán. Tập trung chủ yếu ở khu vực quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoàng Mai và huyện Gia Lâm. Trong khi đó, mỗi năm thủ đô và TPHCM phải cần tới gần 140.000 căn nhà. Như vậy, nguồn cung hiện tại vô cùng thiếu hụt so với nhu cầu. Bên cạnh đó, các chuyên gia lý giải rằng khách hàng đang có nhu cầu chuyển dịch từ đất nền sang căn hộ chung cư. Vì ngoài vấn đề dịch bệnh bùng phát mạnh trở lại; thì bong bóng “sốt đất” hồi đầu năm khiến nhiều người cảm thấy bất an. Và chuyển sự quan tâm cũng như dòng tiền sang thị trường nhà ở.