
Đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4 ở nước ta được đánh giá là nghiêm trọng nhất từ trước đến nay, với quy mô và số lượng bệnh nhân bị nhiễm rất lớn. Dịch bệnh khiến các ngành kinh tế đều gặp nhiều khó khăn, trong đó có ngành kinh doanh bất động sản. Còn nhớ vào thời gian trước khi dịch bệnh bùng phát, ở nhiều nơi nổi lên hàng loạt các cơn “sốt đất”, nhiều người đua nhau mua đất, khiến giá nhà đất tăng phi mà. Tuy nhiên, quay trở lại với hiện tại, thị trường bất động sản đã có dấu hiệu chững lại, giá nhà đất cũng đang có xu hướng giảm.
Thị trường bất động sản đứng yên
Làn sóng COVID-19 thứ 4 bất ngờ bùng phát mạnh tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Nó khiến bất động sản lâm vào thế khó. Đồng thời, giá đất ở nhiều nơi đã giảm nhẹ. Tại nhiều nơi diễn ra cơn sốt đất hồi đầu năm như Bắc Ninh, Bắc Giang; thị trường gần như đứng yên, không có giao dịch. Theo thông tin từ Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang, từ khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại địa phương này; thị trường bất động sản gần như không có giao dịch.
Trước đó, nhờ các biện pháp kiểm soát sốt đất, giá đất tại nhiều nơi đã giảm nhẹ. Riêng các dự án còn dang dở thủ tục pháp lý, mức độ giảm giá mạnh hơn. Nhưng vẫn ít có người mua. Tại Hà Nội, thời điểm sốt nóng, giá đất ở các khu vực như Đông Anh, Hoài Đức, Hòa Lạc từng tăng 20 – 30%. Hiện nay giao dịch cũng trầm lắng.
Giá đất nền và căn hộ đều giảm
“Khu vực Đông Anh, Mê Linh, Hòa Lạc đã có dấu hiệu chững lại. Một số nơi xuất hiện hiện tượng bán cắt lỗ. Nhu cầu mua bán căn hộ trong tháng 5 giảm so với tháng 3 và tháng 4 khoảng từ 20 – 22%. Giá bán hiện tại tại khu vực Đông Anh, Mê Linh, Hòa Lạc hiện nay đang đi ngang. Và xuất hiện một số nhà đầu tư bán cắt lỗ. Giao dịch không nhiều, chủ yếu là các nhà đầu tư tự giao dịch với nhau”. Tổng Giám đốc Sàn bất động sản Đông Dương Land Lò Thị Dung cho biết.
Đất nền vốn là phân khúc thu hút nhà đầu tư nhất. Do giá hợp lý và dễ thanh khoản. Nhưng cũng bị ảnh hưởng lớn nhất khi dịch bùng phát. Thống kê của một trang tin bất động sản cho thấy, mức quan tâm tới đất nền giảm 19% chung cho toàn thị trường. Trong đó, các tỉnh bị sụt giảm sự quan tâm lớn nhất là Bắc Giang (49%), Bắc Ninh và Hà Nam (46%).
Nhận định về thị trường trong 6 tháng cuối năm
“Nguyên nhân khiến giao dịch bất động sản chậm là do tác động lớn từ dịch bệnh. Việc khống chế được dịch bệnh là chìa khóa mấu chốt giúp phục hồi thị trường”. Giám đốc Sàn giao dịch bất động sản EZ Land Phạm Đức Toàn nhận định. Tuy nhiên, giá đất chỉ hạ nhiệt tại các nơi từng diễn ra các cơn sốt mạnh. Còn phân khúc bất động sản để ở tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, đặc biệt là giá chung cư nội đô vẫn ở mức cao.
Nhiều đơn vị nghiên cứu thị trường đưa ra nhận định, 6 tháng cuối năm. Thị trường sẽ không có nhiều chuyển biến mang tính đột phá. Vì kinh tế Việt Nam vẫn đang gồng mình gánh chịu thiệt hại do dịch bệnh. Chỉ có phân khúc hướng tới người mua ở thật, có giá tiền hợp lý vẫn giao dịch tốt trên thị trường.
Xu hướng bất động sản hiện tại
Theo ghi nhận của sàn giao dịch, tình hình dịch bệnh càng khiến người mua nhà chú trọng tìm mua các dự án đầy đủ tiện ích. Trong đó, các dự án có mô hình tất cả trong một (all in one) là xu hướng bất động sản có lợi thế hơn cả. Mô hình này cũng giúp giảm tải cho nội đô. Tránh cho người dân việc phải di chuyển ra khỏi nơi ở để sử dụng các tiện ích. Như mua sắm, giải trí… Tuy nhiên, do quỹ đất nội đô hạn hẹp; các dự án như vậy buộc phải xây dựng tại các khu vực quận, huyện mới như: Gia Lâm, Hoài Đức, Đông Anh.
Hiện tại, để kích cầu thị trường, nhiều chủ đầu tư đã đưa ra các chương trình ưu đãi vay ngân hàng. Với lãi suất 0% trong 2 – 3 năm là đã có thể nhận nhà về ở ngay. Theo các chuyên gia, bất động sản vẫn là kênh đầu tư được nhiều người quan tâm trong mùa dịch. Thực tế, giá bất động sản vẫn tăng, bất chấp dịch bệnh.