
Xu hướng tăng giá của nhà thấp tầng ngày càng có nhiều hướng đi lên với tốc độ nhanh vượt trội gấp 4 so với nhà chung cư, thế nhưng tỷ suất lợi nhuận của nó lại chẳng tỷ lệ thuận với mức độ tăng giá. Mặc cho giá của nhà thấp tầng tăng cao như vậy nhưng tỷ suất lợi nhuận cho thuê của nó thấp hơn 1,5 lần so với chung cư. Mặc cho vậy nhưng số lượng người mua phân khúc này lại nhiều hơn rất nhiều so với chung cư.
Đặc biệt tốc độ tăng này tại khu cự Hồ Chi Minh hoạt động vô cùng sôi nổi, mạnh mẽ hơn nhiều so với thị trường Hà Nội. Một câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao tỷ suất lợi nhuận ở nhà chung cư cao như vậy nhưng nhà đầu tư lại không lựa chọn?
Đôi nét về tốc độ tăng giá nhà thấp tầng
Phân khúc nhà thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận nhiều đột biến trong vài năm trở lại đây. Khảo sát thực tế cho thấy, do sự khan hiếm nguồn cung đã đẩy giá nhà thấp tầng tại các đô thị lớn tăng mạnh. Cụ thể giá sơ cấp trung bình của biệt thự là 4.764 USD/m2, tăng 19% theo quý. Giá trung bình liền kề đạt 4.458 USD/m2, tăng 9% theo quý. Đặc biệt, phân khúc shophouse vốn là phân khúc sôi động bậc nhất trên thị trường ghi nhận mức giá trung bình lên tới 7.306 USD/m2, tăng 18% theo quý.
Theo các đơn vị nghiên cứu, thị trường mức giá ở phân khúc nhà ở thấp tầng hiện được ghi nhận là cao kỷ lục từ trước đến nay khi mức giá trung bình lên tới 150 triệu đồng/m2. Theo dự báo mức giá này sẽ còn tiếp tục tăng trong bối cảnh khan hiếm quỹ đất trung tâm, nguồn cung mới không còn nhiều.
“Trong xã hội xuất hiện thêm nhiều người giàu, nhu cầu sở hữu một một sản phẩm nhà ở hiện đại, sang trọng ngày càng nhiều hơn. Các doanh nghiệp cũng tự tin hơn trong việc đầu tư vào những sản phẩm với giá thành cao. Thời gian tới nhu cầu về sản phẩm biệt thự, nhà liền kề, shophouse sẽ tiếp tục tăng cao”, ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam cho biết.
Tình hình cụ thể tại trường trường Hồ Chí Minh
Theo dữ liệu, tốc độ tăng giá nhà riêng cao hơn từ 1-4 lần chung cư. Nhưng ngược lại, chung cư lại có tỉ suất lợi nhuận cho thuê cao gấp 1.5 lần nhà riêng. Số liệu của đơn vị này nêu rõ, tại Tp.Thủ Đức, cụ thể Q.9 (cũ), giá nhà riêng tăng 8% theo quý trong khi chung cư tăng khoảng 2%; tại Q.2 (cũ), nhà riêng tăng giá 3%, chung cư tăng 2%; tại Q.Bình Thạnh chung cư tăng giá khoảng 2% thì nhà riêng tăng gấp đôi khoảng 4%; tại Q.7, giá nhà riêng tăng 5%, trong khi chung cư chỉ 1%; trong quý cũng ghi nhận giá nhà riêng tại Q.Tân Phú tăng 1%, trong khi chung cư giảm giá 1%.
Tuy vậy, tỉ suất lợi nhuận cho thuê của chung cư lại tốt hơn so với nhà riêng. Số liệu chỉ ra, tỉ suất lợi nhuận cho thuê nhà riêng tại quận 9 (cũ) vào khoảng, 2,4%. Trong khi tỉ suất cho thuê chung cư đạt 3.9%. Tương tự, Q.2 (cũ) tỉ lệ này tương ứng là 1.9% (nhà riêng) và 4.1% (chung cư). Q.Bình Thạnh tỉ suất cho thuê căn hộ chung cư đạt 3.9%, trong khi nhà riêng đạt 2.6%. Hay, tại Q.7, chung cư cho thuê sinh tỉ suất khoảng 4.4%, còn nhà riêng chỉ đạt 2.7%….
Nguyên nhân nghịch lý
Nghịch lý này xuất phát từ hai quan điểm đối lập của các nhà đầu tư trên thị trường. Đầu tư chung cư để cho thuê hoặc đầu tư nhà riêng chờ tăng giá. Báo cáo quý 2 của đơn vị này cũng chỉ ra, nếu so với thời điểm trước tỷ suất lợi nhuận cho thuê chung cư (giá thuê 12 tháng/giá bán) giảm ở cả Hà Nội lẫn Tp.HCM. Nếu năm 2019 tỷ suất lợi nhuận cho thuê chung cư ở Tp.HCM đạt 5,2%; thì sang đến năm 2020 giảm còn 4,5%. Nó chạm mốc 4% trong quý II năm nay. Tại thị trường Hà Nội, con số này giảm từ 5% năm 2019 xuống 4,8% năm 2020; còn 4,6% trong quý 2.
Tỷ suất lợi nhuận cho thuê giảm chủ yếu do 2 nguyên nhân liên quan đến dịch Covid-19. Đó là nguồn cầu đến từ khách nước ngoài giảm mạnh. Nền kinh tế khó khăn khiến chủ nhà không thể tăng giá.