Dịch bệnh phát triển kéo theo đó là những hệ lụy khiến cho nền kinh tế chậm phát triển, nhiều dự án xây dựng phải nằm im vì thiếu vốn. Chình vì lý do này khiến cho giá căn hộ tại Hồ Chí Minh liên tục tăng giá do nguồn cung hạn hẹp, mặc cho giá tăng nhưng mức độ quan tâm tới các căn hộ cung không có mấy khởi sắc. Hầu bao của nhiều gia đình cũng thắt chặt chi tiêu hơn trước.
Để có thể kích cầu hơn nữa thì ngoài vấn đề tạo ra sự mềm mỏng trong giá thì các chủ thầu cần linh động trong việc thanh toán để giúp cho thị trường căn hộ trở nên sôi động động, quang vòng vốn nhanh hơn. Cụ thể các nhà thầu đã và đang làm gì để kích cầu thì hãy cùng chúng tôi khám phá nhé.
Thị trường căn hộ tại TP Hồ Chí Minh
Tác động từ COVID-19, giá bán lại tăng cao… là hai trong số những nguyên nhân khiến thị trường căn hộ TP Hồ Chí Minh trở nên ế ẩm chưa từng có trong 5 năm qua.
Lượng giao dịch giảm mạnh nhất trong 5 năm qua
Báo cáo mới công bố từ Savills cho biết, quý 2/2021, thị trường căn hộ tại TP Hồ Chí Minh có lương giao dịch và tỷ lệ hấp thụ thấp nhất trong 5 năm qua. Tổng lượng giao dịch trong quý II chỉ là gần 1.400 căn. Tương đương mức giảm 35% so với quý trước và 36% so với cùng năm ngoái. Trong khi tỷ lệ hấp thụ ở mức 37% – giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Số liệu của Savills cũng cho thấy, tỷ lệ hấp thụ của thị trường căn hộ tại TP Hồ Chí Minh trong 6 tháng đầu năm 2021 cũng thấp nhất trong 5 năm trở lại đây. Căn hộ hạng B là điểm sáng hiếm hoi trong bức tranh chung có phần tiêu cực. Trong quý II, căn hộ hàng B dẫn đầu lượng giao dịch với 49% thị phần. Đạt tỷ lệ hấp thụ cao nhất ở mức 52%.
Nguồn cung căn hộ ở mức thấp
Một điểm rất đáng chú ý trong báo cáo của Savills là nguồn cung căn hộ tại TP Hồ Chí Minh đang ở mức rất thấp. Trong quý II, nguồn sơ cấp chỉ còn gần 3.700 căn. “Nguồn cung hạn chế là do lượng căn hộ mở bán mới hạn chế và lượng hàng tồn kho thấp; hơn nữa, có 10 dự án tạm dừng bán để điều chỉnh giá”, Savills cho biết.
Ngoài ra, việc mua căn hộ với giá bán phải chăng tại TP Hồ Chí Minh ngày càng trở nên khó khăn hơn. Theo Savills, có đến gần 40% dự án sơ cấp tăng giá bán lên đến 15% trong quý. Trong khi đó, tại quý II, nguồn cung sơ cấp căn hộ dưới 2 tỷ đồng. Nó đáp ứng phần đông nhu cầu của người mua để ở chỉ chiếm dưới 10% tổng nguồn cung sơ cấp của TP Hồ Chí Minh, và có xu hướng giảm trong thời gian tới.
Chủ đầu tư tự tin tăng giá
Do nguồn cung khan hiếm, chủ đầu tư tự tin tăng giá trung bình trên một dự án. Có thể lên 4-5% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân khác là sự leo thang của chi phí nguyên vật liệu xây dựng. Nó cũng góp phần vào xu hướng tăng giá này. Bên cạnh đó, sự kiện mở bán của một dự án siêu sang với giá cao kỷ lục đã thúc đẩy giá bán trung bình toàn giỏ hàng phân khúc cao (high-end). Lên 4.905 USD/m2 (tương đương 112.8 triệu đồng/m2), tăng 5,7% theo quý và 8,3% theo năm.
Triển vọng khôi phục thị trường thời gian tới
Theo JLL, để duy trì sức mua trong năm nay; các chủ đầu tư đã tung ra nhiều chiến lược bán hàng hấp dẫn. Trong đó đáng chú ý nhất là chương trình giãn tiến độ thanh toán. Cho phép người mua vay tới 100% giá trị căn nhà. Miễn lãi suất vay lên đến 20 tháng. Thay vì đóng tiền mặt, chủ sở hữu có thể vay Ngân hàng; bằng cách sử dụng tài sản đảm bảo từ tài sản hiện có của mình.
Đối với triển vọng thị trường, làn sóng Covid thứ tư đã có những tác động mạnh mẽ. Nó khiến nguồn cung mới bị ảnh hưởng. Từ việc hạn chế hoặc hoãn các sự kiện mở bán theo yêu cầu về giãn cách xã hội. Nhu cầu làm việc ở nhà gia tăng trong và sau đại dịch. Từ đó đã bắt đầu hình thành xu hướng chú trọng đến không gian làm việc ở ngôi nhà tương lai.
“Trong bối cảnh kinh tế vẫn còn bất ổn, việc thiếu hụt các kênh đầu tư hoặc lãi suất tiền gởi ngân hang đang sụt giảm. Nó sẽ tiếp tục thúc đẩy tâm lý của nhà đầu tư rót tiền vào bất động sản. Khiến giá bán căn hộ dự kiến sẽ tiếp tục đà tăng trưởng theo tâm lý thị trường. Từ đó có khả năng sẽ đẩy mức giá trung bình ở tất cả phân khúc lên một mức cao mới”, đại diện JLL nhấn mạnh.