
Với vai trò là đầu tàu kinh tế của Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh là nơi thu hút một số lượng lớn người dân đến sinh sống và làm việc. Điều này sẽ dẫn đến một kết quả hiển nhiên là làm tăng mật độ dân số của thành phố và dẫn đền tình trạng khan hiếm nhà ở. Thực tế thì tình trạng khan hiếm nhà ở tại thành phố Hồ Chí Minh chỉ diễn ra ở phân khúc nhà bình dân hay còn gọi là nhà giá rẻ. Ngược lại, ở phân khúc nhà giá cao thì thành phố đang rơi vào tình trạng “bội thực” khi số lượng nhà giá cao được ra bán trên thị trường quá nhiều.
Thực trạng trái ngược đối với nhà giá rẻ và nhà giá cao
Theo Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh, 6 tháng qua, căn hộ cao cấp đang dẫn dắt thị trường nhà ở về nguồn cung. Tăng hơn 120% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường bất động sản đang thừa nhà giá cao. Đồng thời khan hiếm nhà giá thấp. Trong 6 tháng đầu năm nay, TP Hồ Chí Minh ghi nhận 14 dự án nhà ở hình thành trong tương lai. Các dự án đủ điều kiện huy động vốn với quy mô 11.948 căn. Trong đó, nhà ở bình dân (giá rẻ) không có sản phẩm nào được chào bán. Nhà cao cấp đạt 7.040 căn. Chiếm gần 59% nguồn cung. Tăng 122,57% so với 6 tháng đầu năm 2020.
Nhà ở thuộc phân khúc trung cấp đạt 4.908 căn. Chiếm tỷ lệ 41% nguồn cung. Và tăng 294,85% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo tiêu chí phân hạng căn hộ của đơn vị công bố báo cáo; chung cư hạng sang là các dự án có giá bán sơ cấp bình quân trên 4.000 USD/m2. Nhà cao cấp dao động 2.000-4.000 USD/m2. Chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT). Căn hộ trung cấp thường rơi vào nhóm dự án có giá chào bán lần đầu 1.000-2.000 USD/m2. Và căn hộ bình dân thường được định vị dưới 1.000 USD/m2.
Lệch pha cung cầu
Tuy nhiên, diễn biến thực tế thị trường nhà ở đầu năm 2021 đang khan hiếm căn hộ bình dân (không có dự án nào mở bán). Và căn hộ trung cấp đang tăng giá nhanh. Trong khi mức giá chào bán của các dự án nhà hạng sang hiện hữu trên thị trường cũng vọt lên đáng kể.
Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) cho biết, tỷ trọng nhà ở thuộc phân khúc cao cấp đang chiếm quá cao. Chiếm 59% nguồn cung và tăng hơn 120%. Trong khi nhà ở bình dân thuộc nhóm nhà ở đa số người dân cần lại khan hiếm (chiếm 0%). Đây là biểu hiện lệch pha cung cầu. Theo các chuyên gia, việc thừa nhà giá cao và thiếu nhà giá thấp sẽ gây hệ lụy tiêu cực đối với an ninh nhà ở. Và không đại diện cho một thị trường phát triển cân bằng, bền vững.
Tình hình bất động sản sắp tới
Nhận định về bất động sản thời gian tới, ông Nguyễn Văn Đính – Phó Tổng thư ký Hiệp hội bất động sản Việt Nam cho biết; thị trường bất động sản sẽ sôi động mạnh mẽ trở lại ngay khi dịch bệnh được kiểm soát. Các nhà đầu tư đã có động thái chuẩn bị cho đợt sôi động sắp tới của thị trường. Hiện tâm lý chung của các nhà đầu tư đang chia thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất đã mua đất trong đợt sốt vừa rồi. Nếu không chịu áp lực về tài chính, họ rất tự tin về đà tăng trưởng của thị trường trong thời gian tới.
Nhóm thứ hai là nhóm đã bỏ qua cơ hội mua đất trong giai đoạn sốt vừa rồi thì bây giờ đang tìm hiểu và gom hàng. Thậm chí mua lại của những người ôm đất đợt sốt vừa qua. Nhưng không chịu được sức ép tài chính. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, nhà đầu tư vẫn cần cân nhắc và tính toán cẩn trọng trong quyết định rót vốn.
Giám đốc Savills Hà Nội Matthew Powell khuyến cáo; nhà đầu tư cần chú ý một số nguyên tắc quan trọng. Như: nghiên cứu kỹ loại hình đầu tư, tiềm năng phát triển của bất động sản đó trong tương lai. Cùng đó, nhà đầu tư cần thu thập thông tin chính xác về hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng, quy hoạch đã được công bố. Đặc biệt, không chạy theo đám đông với những thông tin chưa được kiểm chứng.