Dịch bệnh diễn biến phức tạp nhiều ngành kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề nhất là ngành du lịch, thế nhưng giá thị trường BĐS mùa dịch vẫn tăng. Nhất là tại địa bàn Hà Nội khi giá của biệt thự, nhà liền kề tăng liên tiếp đến quý thứ 10. Vậy liệu rằng tình hình tăng giá này có bắt nguồn từ cơn sốt đất tại các dự án hay không? Nguyên nhân nào khiến cho giá BĐS lại tăng như vậy cho dù dịch vẫn chưa có dấu hiệu chuyển biến tích cực? Để tìm hiểu rõ nguyên nhân tình trạng này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.
Đánh giá chung về thị trường BĐS mùa dịch
Theo đánh giá của Cục Quản lý nhà, 2020 là một năm có nhiều khó khăn, thách thức do dịch bệnh, thiên tai.
Tác động từ phía Chính phủ
Tuy vậy, nhờ sự chỉ đạo sát sao về chính sách quản lý từ phía Chính phủ và Bộ Xây dựng; thị trường BĐS đã vượt qua khó khăn. Giữ được sự phát triển tương đối ổn định trong năm nay. Thể hiện qua các tiêu chí: nguồn cung (số lượng dự án mới được cấp phép, dự án hoàn thành) ổn định. Cơ cấu sản phẩm BĐS được điều chỉnh phù hợp hơn (giảm phân khúc cao cấp, tăng phân khúc trung bình, giá rẻ). Lượng giao dịch được duy trì (không sụt giảm đáng kể). Giá BĐS (giá bán nhà ở và cho thuê BĐS công nghiệp…) tăng.
Khi dịch bệnh thì bất động sản vẫn là kênh lưu trú tiền khá an toàn so với các kênh khác như chứng khoán, vàng, đô la… Cùng với đó, nhà đầu tư dễ tiếp cận được nguồn vốn rẻ. Nên giá bất động sản không giảm mà tăng. Theo thống kê từ nhiều đơn vị nghiên cứu thị trường, giá bất động sản trong thời gian qua vẫn tăng dù ảnh hưởng của dịch bệnh.
Các thị trường giá đất không ngừng tăng
Đơn cử, tại thị trường Hà Nội, phân khúc chung cư giá tăng trên thị trường sơ cấp. Theo số liệu từ Savills, giá bán căn hộ trên thị trường sơ cấp trung bình 1.625USSD/m2. Tăng 7% theo quý và 11% theo năm. Tương tự, tại thị trường TP.HCM, bất chấp tác động của dịch bệnh, CBRE cho biết, giá chào bán các dự án căn hộ mới thuộc tất cả các phân khúc trên địa bàn TP.HCM trong những tháng đầu năm 2021 tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Đánh giá của các doanh nghiệp BĐS về tình trạng tăng giá
Theo ông Nguyễn Quốc Anh
Theo phân tích từ góc nhìn của ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Kinh doanh bất động sản, cuối năm 2020, giá bất động sản vẫn giữ xu hướng đi ngang. Nhưng đến quý 1/2021 giá bất động sản tăng khá mạnh. Tạo nên một cơn ‘sốt đất’ ở nhiều nơi.
Nguyên nhân của việc này là do sự quan tâm đến bất động sản không đổi nên giá có hiệu ứng tích cực. Cùng với đó, việc thành công trong kiểm soát dịch của Chính phủ khiến người dân an tâm hơn. Thực hiện giao dịch nhiều hơn.
“Đặc biệt, trong giai đoạn dịch bệnh; có phân khúc như chung cư còn bán tốt hơn so với thời gian trước dịch. Điều này cho thấy nhu cầu, kỳ vọng của người mua trên thị trường vẫn rất cao. Khi dịch bệnh được đẩy lùi thì mặt bằng giá bất động sản sẽ tăng lên. Có thể nhìn thấy mặt bằng giá tăng ở một số nước khác khi dịch bệnh được kiểm soát thông qua việc tiêm vắc xin”, ông Quốc Anh cho hay.
Theo ông Ngô Văn, Giám đốc Marketing Tập đoàn Danh Khôi
Cho rằng, giá nhà trong nước không nằm ngoài xu hướng tăng giá của thế giới, ông Ngô Văn, Giám đốc Marketing Tập đoàn Danh Khôi cho biết, tại một số thị trường Mỹ, Úc, châu Âu… xu hướng làm việc tại nhà khi dịch bệnh xảy ra đã khiến lượng tìm kiếm bất động sản tăng. Người tìm kiếm thường tìm những căn hộ có diện tích đủ rộng để có thể vừa sinh sống, vừa làm việc. Chính vì thế, giá bất động sản tăng giá ở các thị trường đó dù dịch bệnh.
Ông Văn phân tích, khi dịch bệnh thì bất động sản vẫn là kênh lưu trú tiền khá an toàn so với các kênh khác. Ví dụ như chứng khoán, vàng, đô la… Đặc biệt, với sản phẩm bất động sản có pháp lý tốt càng tạo niềm tin và sự tìm kiếm của người có nhu cầu.
“Chúng tôi khảo sát tại Quy Nhơn, Đà Nẵng, Vũng Tàu… Cho thấy thị trường không có dấu hiệu suy giảm. Họ vẫn đang trông đợi việc bớt giãn cách để đầu tư các bất động sản đó. Vì thế, tôi tin rằng, Việt Nam không đi ngoài xu hướng của thế giới. Bất động sản không giảm giá mà sẽ là nơi lưu trữ tiền. Nơi giữ niềm tin của người dân”, ông Văn đánh giá.
Theo bà Lê Nguyễn Hồng Phương
Còn theo bà Lê Nguyễn Hồng Phương, Giám đốc Thương hiệu Công ty Bất động sản Tuấn 123; giá bất động sản không giảm mà có xu hướng đi ngang, đi lên. Bởi mỗi nhóm mua bất động sản đều có mục đích rõ ràng.
“Với nhóm mua bất động sản để sử dụng thì nhu cầu để ở vốn là nhu cầu đầu tiên trong tháp nhu cầu Maslow. Vì thế, dù có đại dịch thì đây không những là nhu cầu đầu tiên mà còn tăng lên. Khi dịch bệnh người ta mới thấy giá trị của căn nhà. Khi dịch bệnh họ không thể tìm được một không gian làm việc tại quán cafe mà phải về nhà làm việc. Lúc đó ngôi nhà thực sự phát huy tác dụng”, bà Phương nói.
Với nhóm mua bất động sản để đầu tư, bà Phương cho rằng; với nhiều người dịch bệnh là thử thách. Nhưng với những nhà đầu tư bất động sản lâu năm thì 90% nhà đầu tư cho rằng đây là cơ hội rất lớn. Nhiều người ‘xuống tiền’ rất nhanh ngay thời điểm dịch bệnh. Đó chính là những lý do làm cho giá bất động sản không giảm mà lại tăng.
Theo ông Đỗ Quý Duy
Ngoài ra, ông Đỗ Quý Duy, Giám đốc Kinh doanh Tập đoàn Bất động sản Hải Phát đánh giá; tác động của thị trường BĐS mùa dịch rất rõ. Nhất là thị trường sơ cấp khi bị ảnh hưởng bởi dòng vốn ngân hàng. Ông Duy cho hay, việc giải ngân với các nhà đầu tư nhỏ; vốn dưới 5 tỷ đồng cho một khoản đầu tư bất động sản 6 tháng đầu năm vừa qua diễn ra khá sôi động.
“Đây là thời điểm khá phù hợp để các nhà đầu tư ra những quyết định cụ thể cho việc sở hữu bất động sản. Dù là mua để sử dụng hay đầu tư. Rất nhiều năm rồi các nhà đầu tư mới có được một trạng thái phấn khích về tâm lý. Cũng như có sự thuận lợi, hỗ trợ của ngân hàng trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng; cho việc mua bất động sản như thời điểm này”, ông Duy đánh giá.