
Việc xây dựng nhà vệ sinh phải tiện lợi cho cuộc sống, bảo đảm tính thẩm mỹ cho căn phòng, hợp phong thủy là mục tiêu mà gia đình đang hướng tới. Phòng ngủ là nơi thư giãn và nghỉ ngơi cho chủ nhân căn phòng. Phòng vệ sinh là không dành riêng cho nhu cầu tắm rửa, vệ sinh của các thành viên. Do đó, chức năng của hai căn phòng này hoàn toàn khác nhau. Ngày nay các gia đình hiện đại thường có xu hướng xây dựng nhà vệ sinh nằm trong phòng ngủ. Việc thiết kế theo phong cách này vừa có ưu điểm nhưng lại vừa có cả nhược điểm.
Có nên xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ không?
Phòng ngủ là nơi mà con người ta cảm thấy thoải mái, dễ chịu nhất. Sau những giờ, những ngày làm việc căng thẳng, mệt mỏi với bao lo toan cơm áo gạo tiền, phòng ngủ là nơi xua tan mọi sự mệt mỏi. Theo phong thủy, phòng ngủ là nơi tựa trái tim con người, rất quan trọng nên tuyệt đối cần sự yên tĩnh, sạch sẽ. Phòng này nên cần tuyệt đối tránh xa lửa, nước… . Tuy nhiên thì hiện nay cùng với cuộc sống hiện đại, phòng vệ sinh hiện nay thường được xây chung với phòng ngủ. Mặc dù nó được trang trí khá là sang trọng, lịch sự và trông khá là sạch sẽ nhưng không vì thế mà làm thay đổi bản chất là nơi chứa chất thải, cặn bã…
Phòng vệ sinh là nơi có âm khí tương đối nặng nề, đồng thời là nơi sản sinh ra không khí gây ô nhiễm. Nếu nhà vệ sinh không được dọn dẹp thường xuyên, thì nó sẽ chính là nguyên nhân gây ra những căn bệnh truyền nhiễm…ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chủ nhân căn phòng.
Nhà vệ sinh cũng luôn là nơi ẩm thấp, khi tắm, nhất là vào mùa mưa ẩm ướt, hơi nước bốc lên mù mịt xộc ra phòng ngủ sẽ làm cho giường, đệm, chăn, chiếu…trở lên ẩm mốc, khi ngủ ta cảm thấy khó chịu. Lâu dần, ta cảm thấy cơ thể mệt mỏi, đau lưng, nhưng tìm nguyên nhân cụ thể không biết do đâu, nghiêm trọng còn dẫn tới bệnh tật đường tiết niệu.
Một vài lưu ý khi sinh nhà vệ sinh trong phòng ngủ
Khi thiết kế nhà vệ sinh trong phòng ngủ cần lưu ý một số điểm như:
- Nhà vệ sinh không hướng thẳng giường ngủ. Đều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và tình cảm vợ chồng.
- Không được đặt đầu giường tựa vào nhà vệ sinh. Vì nó sẽ mang đến những điều không hay cho các thành viên trong gia đình. Như dễ gặp chuyện thị phi, có suy nghĩ tiêu cực,…
- Nhà vệ sinh cần phải có ánh sáng tự nhiên và quạt thông gió. Như vậy sẽ đảm bảo luôn được sạch sẽ, thông thoáng, không làm vi khuẩn tích tụ…
Ưu và nhược điểm khi xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ
Ưu điểm:
- Tận dụng được mọi diện tích cho ngôi nhà, thích hợp với những ngôi nhà có diện tích nhỏ hẹp.
- Thuận tiện trong quá trình sinh hoạt. Đối với những gia đình có người già và trẻ nhỏ, đi lại không tiện thì đây chính là giải pháp dành cho họ.
- Giúp tiết kiệm chi phí thi công, xây dựng cho chủ nhà.
Nhược điểm:
- Nhà vệ sinh là nơi lưu trữ các chất thải, nhiều thứ u uế tích tụ. Trong khi đó, phòng ngủ là nơi nghỉ ngơi, là nơi sạch sẽ, nhiều sinh khí. Hai không gian này đối lập hoàn toàn với nhau.
- Nếu nhà vệ sinh không được giữ sạch sẽ thì sẽ gây tình trạng bốc mùi. Phòng ngủ chính là không gian bị ảnh hưởng nặng nhất.
- Thiết kế nhà vệ sinh có thể làm tăng nguy cơ chập điện do không gian này luôn ẩm ướt.
Các gia đình phải cân đo đong đếm giữa ưu điểm và nhược điểm để quyết định có nên xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ hay không. Đối với các gia đình hiện đại ngày nay thì xu hướng xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ rất phổ biến.
Biện pháp tối ưu để đặt vệ sinh trong phòng ngủ để không gây nên sự khó chịu
- Luôn luôn giữ nhà vệ sinh sạch sẽ, khô thoáng. Không để các đồ dùng bẩn như quần áo chưa giặt, chậu đầy nước.. trong phòng. Như vậy sẽ khiến âm khí tăng nhiều hơn. Sau khi sử dụng nhà vệ sinh nên đóng kín cửa.
- Đặt một vài bồn cây cảnh lá to, xanh trong nhà vệ sinh. Nhằm mục đích hấp thụ bớt khí ô uế.
- Để thạch anh bảo bình bên trong nhà vệ sinh sẽ giúp hút âm khí trong nhà vệ sinh, hóa giải một phần lớn khí xấu giúp cải thiện sức khỏe, gia đạo và tài lộc.
- Đặt một tấm thạch anh hoặc một chiếc tủ rộng để ngăn cách nhà vệ sinh và phòng ngủ.