VNG đặt kế hoạch doanh thu tăng 26% lên hơn 7,6 nghìn tỷ đồng nhưng lợi nhuận giảm đáng kể, dự kiến năm 2021 âm 600 tỷ đồng. Các số liệu này sẽ được hội đồng quản trị Công ty cổ phần VNG trình cổ đông. Năm nay, trọng tâm của VNG là đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh. Công ty đặc biệt tuyên bố rằng họ sẽ phát triển các công nghệ thanh toán, trí tuệ nhân tạo và đám mây để tham gia vào “làn sóng công nghệ tiếp theo”. Trong số các mục tiêu kinh tế trên, lĩnh vực thanh toán có thể là nguyên nhân khiến VNG bị âm lợi nhuận.
Mục tiêu trong năm nay của VNG
Các ví điện tử, trung gian thanh toán đang cạnh tranh gay gắt để kéo khách hàng, tăng thị phần. Cuộc đua “đốt tiền” thông qua các chương trình khuyến mãi khiến những cái tên dẫn đầu đều lỗ nặng. Năm 2020, Công ty cổ phần Zion, đơn vị vận hành ví điện tử ZaloPay. Công ty báo lỗ hơn 666 tỷ đồng. VNG là công ty mẹ của Zion với sở hữu 60%.
Dồn lực cho các mảng kinh doanh mới cũng là lý do Hội đồng quản trị VNG quyết định giữ lại toàn bộ lợi nhuận. Họ không chia cổ tức trong năm 2020. VNG cũng lên kế hoạch bán toàn bộ lượng cổ phiếu quỹ đang nắm giữ. Tờ trình của Hội đồng quản trị cho biết, VNG hiện nắm giữ hơn 7,1 triệu cổ phiếu quỹ. Tương đương gần 20% tổng số cổ phần phát hành.
Dự kiến, số cổ phiếu quỹ này sẽ được chào bán cho nhà đầu tư trong nước trong quý III hoặc quý IV với yêu cầu là nhà đầu tư “có uy tín, năng lực tài chính và có lợi ích gắn kết lâu dài với VNG”. Nhà đầu tư mua số cổ phần này sẽ trở thành một trong những cổ đông lớn nhất tại VNG. Ngoài ra, công ty sẽ tiếp tục chính sách phát hành cổ phiếu ESOP cho cán bộ nhân viên. Năm nay, VNG dự kiến phát hành gần 415.000 cổ phiếu. Trong đó gần 88.500 cổ phiếu sẽ được chào bán giá 20.000 đồng; và số còn lại với giá 30.000 đồng.
Doanh thu VNG hơn 6.000 tỷ đồng năm 2020
Doanh thu tăng 16,3% song kỳ lân công nghệ Việt Nam VNG vẫn giảm lợi nhuận do ảnh hưởng của Covid-19. Theo báo cáo tài chính VNG vừa công bố báo, doanh thu thuần năm 2020 đạt hơn 6.024 tỷ đồng. Tăng 16,3%, tương đương 846 tỷ đồng. Tuy nhiên, so với năm 2019, lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt giảm 40% và 57%. Tương đương 255 tỷ đồng và 261 tỷ đồng.
Dù lỗ, kết quả này vẫn được xem là nỗ lực đáng ghi nhận trong bối cảnh nhiều mảng kinh doanh cốt lõi của VNG chịu ảnh hưởng kéo dài của đại dịch Covid-19. VNG đang đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ cho các dự án cần vốn như ZaloPay và Trung tâm dữ liệu. Dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2021. Theo dữ liệu từ App Annie, năm 2020, ZaloPay xếp hạng trong số 10 ứng dụng thanh toán hàng đầu tại Việt Nam. Cả về lượt tải xuống và người dùng hoạt động hàng tháng. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty là MoMo và ViettelPay.
Báo cáo thường niên năm 2020 của VNG cho biết số lượng người dùng hoạt động hàng tháng của ZaloPay trong năm trước tăng gấp 4 lần năm 2019. Riêng số người gửi tiền ZaloPay trong Zalo chat hàng tháng tăng 10 lần trong nửa cuối năm 2020. Đi lên từ cái tên VinaGame, VNG nhanh chóng vươn lên trở thành startup kỳ lân công nghệ đầu tiên của Việt Nam; và công ty được định giá khoảng 2,2 tỷ USD.