Tổng doanh thu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) năm 2020 là 40.098,2 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 14.480 tỷ đồng, tăng 49% so với năm 2019. Số liệu trong báo cáo kết quả hoạt động của EVN cho thấy, tập đoàn đã có mức tăng đáng kể về doanh thu và lợi nhuận toàn diện trong năm 2020 so với các năm trước. Một phần là nhờ các công ty con và công ty liên kết đều đạt mức tăng trưởng dương trong năm 2020. Mời bạn đọc cùng chúng tôi theo dõi chi tiết thông tin kinh tế này ngay sau đây.
Báo cáo lợi nhuận của EVN
Theo đó, doanh thu hợp nhất tập đoàn này ghi nhận là 409.802 tỷ đồng. Lợi nhuận hợp nhất trước thuế của EVN 15.316 tỷ đồng, tăng 23%. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 14.480 tỷ đồng, tăng 4.760 tỷ đồng so với năm 2019 (tương đương 49%). Riêng công ty mẹ – EVN ghi nhận khoản lãi sau thuế 1.598 tỷ đồng năm ngoái.
Tỷ suất sinh lời tăng so với 2019, như ROA (tỷ suất sinh lời của tổng tài sản) 2%. Tăng 0,63%, ROE (tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu) 6,21%, tăng 1,83%. Tổng giá trị tài sản hợp nhất EVN đến cuối năm 2020 là 729.452 tỷ đồng, tăng 1,1% so với 2019. Trong đó vốn chủ sở hữu 240.195 tỷ đồng (tăng 6%).
Năm 2020, EVN không có khoản đầu tư tài chính nào. Đến 31/12/2020, tổng số vốn EVN đầu tư tại các công ty con là 146.241 tỷ đồng. Tăng 4.037 tỷ so với đầu năm. Trong đó, vốn của công ty mẹ tại 9 công ty TNHH MTV 100% là 135.414 tỷ đồng. Vốn tại các công ty cổ phần EVN giữ trên 50% vốn điều lệ là 10.827 tỷ.
Với kết quả này, EVN đóng góp 13.177 tỷ đồng vào ngân sách. Trong đó công ty mẹ góp 10.513 tỷ đồng. Đến cuối năm 2020, tổng công suất lắp đặt nguồn điện đạt 69.300 MW, tăng 14.300 MW so với 2019. Trong đó tổng công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo là 17.351 MW. Tăng 12.148 MW so với 2019 và chiếm tỷ trọng 25,3%.
Lợi nhuận từ lượng điện được sản xuất
Tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống năm 2020 là 247,08 tỷ kWh, tăng gần 3% so với 2019. Sản lượng điện thương phẩm năm 2020 đạt 216,95 tỷ kWh, tăng hơn 3,4% so với 2019. Trong đó, điện cung cấp cho công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng gần 54%. Ngoài ra còn có tiêu dùng hơn 33,7%, thương nghiệp và dịch vụ xấp xỉ 4,8%; nông, lâm nghiệp 3,4% và thành phần khác gần 4,2%.
Ảnh hưởng Covid-19, nhưng hầu hết các công ty con của EVN hoạt động hiệu quả, lợi nhuận đạt và vượt kế hoạch. Trong số các công ty con EVN sở hữu 100% vốn thì Tổng công ty Phát điện 2 (GENCO 2) ghi nhận mức lãi sau thuế cao nhất, 2.889 tỷ đồng. Kế đến là Tổng công ty Phát điện 1 (GENCO 1) với 1.989 tỷ. Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) cũng ghi nhận lãi 892 tỷ đồng. Tổng công ty điện miền Nam với 806 tỷ đồng…
Tổng lợi nhuận và cổ tức EVN nhận về từ các công ty con là 1.166 tỷ đồng năm 2020. Năm 2020, trong bối cảnh Covid-19 bùng phát, EVN cho biết đã giảm giá điện. Công ty giảm tiền điện trong 2 đợt với tổng số tiền khoảng 12.300 tỷ đồng (chưa gồm VAT).
EVN thực hiện cách mạng trong nhận thức và tư duy về chuyển đổi số
Tập đoàn Điện lực Việt Nam hướng đến các hoạt động được số hóa, ứng dụng công nghệ mới. Từ đó, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, chất lượng dịch vụ… EVN đang tập trung nguồn lực để thực hiện chủ đề năm 2021 “Chuyển đổi số trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam”. Vai trò của công tác bảo mật, an ninh mạng, an toàn thông tin cũng được tập đoàn nhìn nhận kịp thời để chuyển đổi số thành công.
Tại Hội nghị Chuyển đổi số và an toàn thông tin năm 2021; Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN Dương Quang Thành nhấn mạnh một số vấn đề. Để triển khai hiệu quả chuyển đổi số và an toàn thông tin, công ty phải bắt đầu từ chuyển đổi nhận thức, đổi mới tư duy của mỗi cán bộ nhân viên, người lao động của EVN. Trong đó, cần giải quyết các cặp mâu thuẫn trong nhận thức trước mắt.
Để thực hiện chuyển đổi số, công tác truyền thông, tuyên truyền tới mọi cán bộ nhân viên, người lao động trong Tập đoàn với mục tiêu mỗi người hiểu được bản thân mình. Đơn vị mình cần phải làm gì trong kế hoạch tổng thể chuyển đổi số của Tập đoàn. Mọi người phải hiểu lợi ích của chuyển đổi số. Tiếp đến là tầm quan trọng của công tác đảm bảo an ninh, an toàn thông tin.