Vũ sữa vẫn luôn được biết đến là một trong số những trái cây đặc sản của nước ta nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng. Trong năm 2021, tỷ trọng xuất khẩu vú sữa của Sóc Trăng sang thị trường Mỹ đã ghi nhận những con số ấn tượng, cụ thể là gấp 3 lần so với năm 2019. Điều này không những góp phần tăng doanh thu cho nhà vườn, cho người nông dân mà còn là bước đệm giúp nông sản Việt vươn tầm thế giới. Tuy nhiên để có thể xuất khẩu thành công, loại trái cây đặc biệt này cũng phải đáp ứng được những tiêu chí khắt khe về an toàn chất lượng.
Một số đặc điểm nổi bật của đặc sản vú sữa tím
Vú sữa là một trong những loại trái cây được xếp vào sản phẩm đặc sản. Loại trái cây này nằm trong diện quy hoạch phát triển cây ăn trái của tỉnh Sóc Trăng. Ngoài các giống vú sữa thường, hiện nay Sóc Trăng có trái vú sữa tím xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Điều này đã trực tiếp góp phần tăng thu nhập cho nhà vườn.
Giống vú sữa tím tứ quý có đặc điểm sinh học rất khác biệt. Nó dễ nhận ra so với các giống vú sữa khác. Cây vú sữa lúc nào cũng ra hoa, kết trái đầy cành. Cây cho thu hoạch trái quanh năm. Chất lượng trái ngon, khi chín không có mủ. Đặc biệt, thời gian từ khi ra hoa đến thu hoạch trái khoảng 4,5 tháng. Nó sớm hơn giống vú sữa tím thông thường khoảng 1 tháng. Năng suất cao nên sản lượng lên đến 40 tấn/ha/năm. Đây được xem là giống vú sữa quý. Sóc Trăng đang có chủ trương thanh lọc giống làm cây vú sữa đầu dòng.
Để trái vú sữa tím cũng như nhiều trái cây đặc sản của tỉnh đủ sức vươn xa trong thời kỳ hội nhập, đáp ứng theo nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước thì cùng với những cải tiến về kỹ thuật canh tác, vấn đề nâng cao chất lượng, sản xuất ra sản phẩm sạch chính là yếu tố quan trọng, quyết định. Với quy trình sản xuất theo hướng an toàn cộng với sản lượng lớn thì vú sữa tím hoàn toàn có thể đủ điều kiện để xuất khẩu đến được các thị trường khó tính trên thế giới, đặc biệt thị trường Hoa Kỳ.
Tỷ trọng xuất khẩu vú sữa tím của Sóc Trăng sang thị trường Mỹ tăng nhiều lần
Thông tin từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sóc Trăng cho biết; tỉnh Sóc Trăng có 1.900ha diện tích vú sữa. Đây là con số tương đối lớn so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Đây cũng lại là tiềm năng, lợi thế của tỉnh ven biển. Hiện nay, tỉnh đã hỗ trợ nhà vườn liên kết cùng doanh nghiệp để sản xuất; tiêu thụ trái vú sữa tím sang các thị trường khó tính. Theo đó, năm 2020 – 2021, tỷ trọng xuất khẩu vú sữa của Sóc Trăng sang thị trường Mỹ gấp 3 lần so năm 2019 và gấp 8 lần so với năm đầu tiên.
Hiện nay, ngoài các giống vú sữa bơ, lò rèn thì tại các địa phương, tại hộ sản xuất vú sữa, qua quá trình chọn lọc tự nhiên đã xuất hiện một số loại, dòng vú sữa mới. Trong đó có dòng vú sữa tím tứ quý và là dòng vú sữa có trọng lượng trái từ 300 – 600 gram. Khi chín từ chóp đích chín dài lên, kéo dài đến tháng 4 mới hết mùa.
Trong niên vụ 2020 – 2021, các HTX đã cung ứng gần 50 tấn vú sữa cho thị trường trong nước với chất lượng cao. Cũng trong niên vụ 2020 – 2021, vú sữa tím Kế Sách xuất khẩu tăng gần gấp 2 lần so với niên vụ trước, đạt hơn 156 tấn. Năm 2021 là niên vụ thứ 3 vú sữa tím của huyện Kế Sách tiếp tục được xuất khẩu sang các thị trường khó tính. Ví dụ như: Hoa Kỳ, Singapore. Tại thị trường trong nước; vú sữa tím tứ quý của Sóc Trăng được rao bán trên các sàn giao dịch điện tử.
Ngành nông nghiệp định hướng sẽ tiếp tục mở rộng vùng sản xuất trái cây
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, để đảm bảo trái cây của tỉnh sẵn sàng phục vụ thị trường xuất khẩu, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục mở rộng vùng sản xuất cây ăn trái đặc sản. Sau đó là quảng bá sản phẩm đầu ra cho các loại trái cây như xoài, nhãn, bưởi…Để vú sữa tím tứ quý giữ được thị trường đầy tiềm năng như Mỹ, đại diện tỉnh Sóc Trăng đề nghị hợp tác xã, THT phải tuân thủ quy trình, tiêu chuẩn, kỹ thuật, hướng dẫn của đơn vị chuyên môn và doanh nghiệp. Ngoài ra các sở, ngành liên quan và địa phương cần phối hợp chặt chẽ cùng doanh nghiệp. Tất cả cùng theo dõi quá trình canh tác trái vú sữa tím tại THT; HTX để sản phẩm chất lượng hơn.
Ở Sóc Trăng, hiện nay, huyện Kế Sách là nơi có diện tích trồng vú sữa hơn 1.800 ha. Ở đây chủ yếu là giống vú sữa tím tập trung tại các xã: Xuân Hòa, Trinh Phú, Ba Trinh. Diện tích cho trái khoảng 1.600 ha. Sản lượng là 48.000 tấn/năm. Trong đó, diện tích sản xuất theo quy trình VietGAP là 92,8 ha. Đã đăng ký 18 mã số vùng với diện tích 125,5 ha của 140 nông hộ. Tất cả là thành viên của các HTX tại các vùng trồng vú sữa tập trung. Đặc biệt, sản phẩm vú sữa tím của HTX Nông nghiệp Trinh Phú được xếp hạng OCOP 4 sao.