Theo VASEP, với tình trạng khan hiếm container nghiêm trọng, giá cước vận tải biển tiếp tục tăng cao có thể ảnh hưởng nặng nề đến xuất khẩu thủy sản. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) kiến nghị Bộ NN & PTNT báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét xóa bỏ tình trạng thiếu container trên các tuyến và giảm giá cước cho các hãng tàu như trước tháng 11/2020. Theo Hiệp hội, tính đến tháng 5, giá cước của một số cảng đã tăng gấp đôi so với cuối năm ngoái. Mời bạn đọc cùng chúng tôi cập nhật tin tức kinh tế này ngay trong bài viết dưới đây.
Chi tiết vụ việc
Đơn cử, giá vận tải container lạnh từ Việt Nam đi cảng Southampton (Anh) đến tháng 5 là 9.100 USD một container. Nó đắt hơn 4.100 USD một container so với hồi tháng 12/2020. Mức giá này với tuyến Việt Nam – Los Angeles (Mỹ) là 8.000 USD một container trong tháng 5, gấp đôi so với cuối năm ngoái.
Hay giá vận tải container hàng khô đi Israel tháng 10/2020 mới chỉ là 2.300 USD một container 20 feet thì tháng 3/2021 đã lên 6.300 USD (với hãng tàu Happloy, Evergreen) và lên đến 7.000 USD (với hãng tàu Zim). Thậm chí có hãng tàu còn báo cước phí lên đến 11.000 USD.
Bên cạnh đó, cuối tháng 10/2020, nhiều hãng tàu vận tải container như Wan Hai Lines Ltd., Heung A Line, Interasia, Yaming Shipping Vietnam, Sinokor (Vietnam), Cosco Shipping Lines, Nam Sung Shipping Vietnam, Ever Green Shipping Agency, KMTC Lines… đã đồng loạt gửi thông báo đến các khách hàng yêu cầu tăng phụ phí Rate Retoration (RR – phí trả lại container) với hàng container xuất khẩu từ Việt Nam đi các thị trường châu Á. Mức tăng là 50 – 200 USD một container, áp dụng luôn từ 1/11/2020, chỉ vài ngày sau ngày gửi thông báo.
Chi phí hoạt động hãng tàu
Ngoài phí trả lại container, hãng tàu Yaming Shipping Vietnam ngày 6/11/2020 cũng ra thông báo. Họ muốn tăng phí Peak Season Surcharge (Phụ phí mùa cao điểm) 150 – 450 USD. Giá thuê cao như vậy nhưng VASEP nhấn mạnh doanh nghiệp vẫn rất khó đặt được container. Các doanh nghiệp thuộc hiệp hội cho biết, nếu các công ty sẵn sàng chấp nhận mức giá cao hơn; thì họ sẽ dễ dàng được chấp nhận đăng ký container hơn. Và nếu đặt qua các đại lý cũng dễ dàng hơn so với làm trực tiếp với các hãng tàu.
“Phải chăng đã có sự tích trữ container và chỗ trên tàu (space) từ phía các hãng tàu để đẩy giá thuê container lên cao”, phía VASEP đặt câu hỏi. Theo hiệp hội này, giá cước cao hiện là phi lý khi giá dầu thấp hơn nhiều so với giai đoạn trước đây. Chi phí lớn nhất trong cơ cấu chi phí hoạt động của các hãng tàu. Và các hàng tàu đã có thời gian dài từ quý IV/2020 để bổ sung số lượng tàu và container.
Các hãng tàu đối mặt với cước vận chuyển container lên cao kỷ lục
Cước vận chuyển một container từ Thượng Hải (Trung Quốc) đi Rotterdam (Hà Lan) lần đầu tiên vượt 10.000 USD. Con số này vừa được cập nhật trên Drewry World Container Index (DWCI). Chỉ số theo dõi 8 tuyến vận tải biển chính) hôm 27/5. Chi phí vận chuyển một container từ châu Á sang châu Âu lần đầu tiên vượt mức 10.000 USD; nó đã cho thấy những tổn thất của các nhà xuất và nhập khẩu phải chịu trong cảnh chuỗi cung ứng bị kéo căng.
Cước vận chuyển một container 40 feet tuyến Thượng Hải – Rotterdam đã đạt 10.174 USD. Tăng 3,1% so với tuần trước và 485% so với năm ngoái. Chỉ số DWCI cũng tăng 2% lên 6.257 USD so với tuần trước và tăng 293% so với năm ngoái. Đây là mức cao nhất kể từ khi chỉ số này được theo dõi lại năm 2011.
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu của A.P. Moller-Maersk hãng vận tải container số một thế giới; nó đã đạt mức cao kỷ lục vào đầu tuần này. Cổ phiếu ZIM Integrated Shipping Services. Một hãng vận tải của Israel cũng tăng gấp 3 lần khi IPO hồi tháng một. Theo hiệp hội tàu chở hàng quốc tế BIMCO; giá cước của nó cao đã thúc đẩy lượng đơn đặt hàng mua tàu chở container tăng vọt trong 5 tháng vừa qua.