
Sữa đặc Ông Thọ là một trong 5 thương hiệu được ưa chuộng nhất trong ngành sữa và sữa trong nước, được xuất khẩu sang 21 thị trường quốc tế. Theo nghiên cứu của Kantar Brand Foot Print 2021 được thực hiện tại 4 thành phố lớn ở Việt Nam và nông thôn Việt Nam vào năm 2020, Ông Thọ và Ngôi sao Phương Nam là hai thương hiệu nằm trong top 5 thương hiệu được ngành sữa bao gồm các sản phẩm làm từ sữa được chọn mua nhiều nhất. Cả hai thương hiệu nổi tiếng đề cập trên đều là nhãn hiệu do Vinamilk sở hữu.
Đôi nét về Sữa đặc Ông Thọ
Sữa đặc Ông Thọ là một sản phẩm truyền thống của Vinamilk. Ra đời cùng với sự hình thành của công ty Vinamilk từ năm 1976. Có bề dày lịch sử và chất lượng được khẳng định qua 45 năm; sữa đặc Ông Thọ nhiều năm liền được bình chọn là Thương hiệu Quốc gia và được các thế hệ gia đình người Việt Nam tin dùng.
Trước kia, sữa đặc ông Thọ được xem như là một loại “xa xỉ phẩm”. Chúng hay được dùng để bồi bổ cho những người đau yếu, trẻ em. Lon đựng sữa Ông Thọ còn được dùng như một dụng cụ để định lượng nhiều loại thực phẩm như gạo, thóc, đậu đỗ… Ngày nay, sữa đặc Ông Thọ vẫn giữ vững vị trí của mình trong lòng người tiêu dùng Việt; nhưng sản phẩm có hình ảnh tươi mới hơn nhờ các thiết kế bao bì và trọng lượng khác nhau để đáp ứng các nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Là sản phẩm quen thuộc trong các gian bếp của nhiều gia đình; sữa đặc Ông Thọ được nhiều người tiêu dùng. Mục đích bao gồm chấm bánh mì, làm các món sinh tố, hoa quả dầm, làm bánh flan, sữa chua, nấu cà ri, lagu,… Để thêm hương vị, sự hấp dẫn và năng lượng cho bữa ăn gia đình. Không chỉ được người tiêu dùng trong nước yêu thích, sữa đặc có đường của Vinamilk. Trong đó có nhãn hiệu Ông Thọ, còn là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Vinamilk. Góp phần vào sự thành công của chiến lược “vươn ra thế giới” của doanh nghiệp sữa này.
Tiến trình phát triển của nhãn hàng
Năm 1998, bắt đầu với 3 thị trường xuất khẩu là Mỹ, Nga, Nhật; những sản phẩm sữa đặc của Vinamilk đã “bôn ba” chinh phục 21 quốc gia tính tới thời điểm hiện tại. Bao gồm toàn bộ châu Á – Thái Bình Dương (APEC), một số nước châu Mỹ và châu Phi.
Sau 22 năm, sản phẩm sữa đặc xuất khẩu của Vinamilk đã tăng trưởng 133 lần về sản lượng và 88 lần về giá trị. Cụ thể, năm 1998, Vinamilk xuất khẩu 120 tấn sữa đặc với giá trị 239.000 USD. Đến năm 2020, doanh nghiệp đã xuất khẩu được hơn 16 nghìn tấn sữa đặc, tương đương 21 triệu USD.
Để giữ vững vị trí thương hiệu sữa đặc được yêu thích trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu; Ông Thọ được không ngừng cải tiến. Sản phẩm được đa dạng hóa mẫu mã, bao bì nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau và phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Ngoài lon thiếc truyền thống 380 gram, hộp giấy 1 lít, hộp giấy 380 gram, vỉ nhựa 40 gram. Đầu năm nay, sữa đặc Ông Thọ còn tạo dấu ấn mới khi ra mắt mẫu bao bì dạng tuýp 165 gram. Từ đó tạo thuận lợi cho người dùng khi pha chế hoặc đem đi du lịch.
Sữa đặc Ông Thọ luôn đảm bảo chất lượng tốt nhất
Đại điện Vinamilk khẳng định, tương tự như bất cứ dòng sản phẩm nào khác của Vinamilk; sữa đặc Ông Thọ cũng trải qua quy trình tuyển chọn nguyên liệu đầu vào nghiêm ngặt. Sữa được sản xuất trên dây chuyền công nghệ đạt tiêu chuẩn quốc tế. Để đảm bảo chất lượng, thành phần dinh dưỡng giàu đạm, đậm đà, sánh mịn. “Đó chính là lý do giúp sản phẩm 45 năm tuổi của Vinamilk vẫn đứng vững trong lòng người tiêu dùng”, đại diện Vinamilk cho biết.
Theo Nielsen, Vinamilk là nhà sản xuất sữa trong nước đứng đầu. Cả về sản lượng lẫn doanh số bán ra đối với nhiều ngành hàng. Trong đó bao gồm sữa đặc có đường. Trước đó, vào năm 2019 tại Singapore, sản phẩm sữa đặc có đường còn đem về cho Vinamilk giải thưởng danh giá. Đó là Doanh nghiệp Xuất khẩu của Châu Á 2019. Điều này minh chứng cho những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của Vinamilk trong thời gian qua.
Thương hiệu nào được chọn mua nhiều nhất giữa mùa dịch?
Tại Việt Nam, Kantar đã công bố tốp 10 nhà sản xuất ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) được mua nhiều nhất trong năm 2020. Theo đó, tốp ba nhà sản xuất FMCG không có gì thay đổi so với năm 2019. Vinamilk tiếp tục là nhà sản xuất được chọn mua nhiều nhất tại thành thị. Unilever duy trì vị thế dẫn đầu ở khu vực nông thôn. Điểm nổi bật trong bảng xếp hạng năm nay hai ông lớn Unilever và Masan đều ghi nhận tăng trưởng tốt. Đặc biệt về điểm tiếp cận NTD ở cả thành thị và nông thôn.
Trong khi đó, các sản phẩm Nestle được NTD thành thị chọn mua nhiều hơn. Tăng 3% điểm tiếp cận NTD so với năm ngoái. Hãng giữ vị trí thứ ba trong tốp 10 nhà sản xuất tăng trưởng nhanh nhất thành thị. Đáng chú ý, dầu ăn Calofic tỏa sáng được vinh danh là thương hiệu có tốc tộ tăng trưởng nhanh nhất. Khi nằm trong bảng xếp hạng các nhà sản xuất FMCG được chọn mua nhiều nhất.
Top năm thương hiệu thực phẩm được chọn mua nhiều nhất Hảo Hảo và Nam Ngư. Hai hãng lần lượt giữ vị trí đầu bảng ở thành thị và nông thôn. Đáng chú ý, Maggi lọt vào tốp những thương hiệu thực phẩm được chọn mua nhiều nhất tại khu vực thành thị. Đạt được tốc độ tăng trưởng điểm tiếp cận NTD nhanh nhất trong top 5.