
Khi xây nhà, mọi người chắc chắn sẽ thường đến để giám sát công trình, theo dõi đội ngũ thợ hoàn thành từng công đoạn xây dựng ngôi nhà của mình. Trong quy trình xây nhà, có nhiều công đoạn khác nhau, từ đặt móng, xây dựng khung nhà, xây phần thô, hoàn thiện ngôi nhà, đặt nội thất,… Mỗi công đoạn lại có những điều cần các bạn lưu ý riêng. Thế nhưng trong các bước xây dựng nói trên, công đoạn xây phần thô chính là công đoạn quan trọng nhất, bởi vì nó sẽ quyết định kết cấu chính sau này của ngôi nhà. Chính vì thế nên đây là lúc mà mọi người cần giám sát kỹ công trình xây dựng, để có thể “cứu cánh” ngay khi nó phát sinh những vấn đề khác, ngoài ra cần lưu ý một số điều quan trọng.
Đội ngũ thợ trong giai đoạn xây phần thô cần phải hết sức cẩn thận và tỉ mẫn. Bạn cũng cần phải tìm hiểu thêm những điều cần phải lưu ý để có thể theo dõi công đoạn xây dựng phần thô được thuận lợi hơn, dễ dàng giải quyết được những vấn đề xảy ra trong quá trình xây dựng.
Tầm quan trọng của công đoạn xây dựng phần thô
Xây dựng phần thô là bước quan trọng trong quy trình xây nhà. Quyết định đến sự bền vững của kết cấu ngôi nhà. Cũng như tạo tiền đề để giai đoạn xây dựng hoàn thiện diễn ra thuận lợi. Quá trình thi công phần thô cần có sự giám sát chặt chẽ để đảm bảo đúng kỹ thuật và chất lượng công trình. Trong bài viết này, kỹ sư sẽ chia sẻ với độc giả một số lưu ý quan trọng khi xây dựng phần thô nhà phố. Dưới đây là những lời khuyên, kinh nghiệm xây phần thô nhà phố của kỹ sư công ty kiến trúc xây dựng đối với các chủ đầu tư chuẩn bị khởi công xây nhà.
Khảo sát mặt bằng trước khi thi công
Mặt bằng thi công là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí, tiến độ, chất lượng công trình. Vì vậy, nhà thầu trước khi báo giá và thực hiện các quy trình xây dựng khác đều phải khảo sát mặt bằng. Để nắm được vị trí, tình hình địa chất, kết cấu xây dựng, độ thuận tiện vận chuyển vật liệu, giấy phép xây dựng được cấp cho vùng,… Từ đó, nhà thầu có thể tính toán được kinh phí đầu tư. Lên phương án tận dụng ưu điểm. Khắc phục nhược điểm của mặt bằng. Hướng đến quá trình xây dựng thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả.
Quá trình xây dựng không thể tránh khỏi việc gây ra tiếng ồn, bụi bẩn. Ảnh hưởng đến công trình ngầm (nếu có). Làm phiền đến hàng xóm lân cận trong khu dân cư. Vì vậy, trước khi tiến hành xây dựng phần thô, cần làm công tác khảo sát các công trình trong khu vực bị ảnh hưởng. Để tránh những trường hợp phát sinh ngoài dự kiến. Chủ đầu tư phải bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan.
Công đoạn xây dựng phần thô của ngôi nhà
Khi xây dựng phần thô, cần chú ý thi công đúng kỹ thuật theo bản vẽ. Vì nếu để xảy ra sai sót về mặt kết cấu, kỹ thuật thì rất khó sữa chữa. Quá trình xây dựng cần có sự giám sát chặt chẽ của bộ phận kỹ thuật (về phía nhà thầu) và người giám sát (về phía gia chủ) theo từng giai đoạn. Sử dụng các vật tư chất lượng từ các nhãn hàng uy tín để đảm bảo tính vững bền cho công trình. Và cuối cùng là phù hợp với ngân sách của gia chủ. Cụ thể, dưới đây là những lưu ý đối với từng giai đoạn xây thô nhà phố.
Xây dựng, gia cố móng
Cần lựa chọn loại móng phù hợp với đặc điểm địa chất của khu đất xây dựng. Các loại móng nhà phố phổ biến nhất hiện nay là móng đơn, móng băng, móng bè, móng cọc,… Mỗi loại móng sẽ tương ứng với loại địa chất khác nhau. Và giá thành cũng sẽ khác nhau.
Đổ bê tông: Quá trình đổ bê tông cần chú ý thực hiện đúng quy trình và yêu cầu kỹ thuật. Sử dụng vật liệu phù hợp từ các thương hiệu uy tín. Bê tông tươi phải đạt chuẩn để đảm bảo chất lượng. Hạn chế xảy ra sự cố. Việc kiểm tra mẫu thử bê tông, độ kết dính và ngưng tụ nên có bộ phận kỹ thuật giàu kinh nghiệm giám sát toàn bộ quá trình.
Xây dựng tường bao
Hiện nay, các công trình nhà ở dân dụng thường dùng gạch tuynel chất lượng cao để xây tường bao. Trong khi thi công, cần giám sát để tường xây thẳng đều. Thường xuyên kiểm tra sự cân bằng để đảm bảo đúng kỹ thuật. Thi công gia cố chân tường, đố cửa bằng gạch đinh sẽ đảm bảo độ bền cho ngôi nhà về lâu dài.
Ngoài cách xây tường bao thông thường với 1 lớp gạch 100mm, chủ đầu tư có thể cân nhắc thi công tường 200mm. Với độ dày này, tường 200mm có ưu điểm bền chắc, cách âm, cách nhiệt tốt. Nhưng giá thành thi công cũng tăng gấp đôi.
Chống thấm
Trong quá trình thi công phần thô, chống thấm cũng là khâu cần đặc biệt chú trọng. Tình trạng thấm, dột gây ra rất nhiều phiền hà trong quá trình sinh sống. Khiến nhiều gia chủ hết sức đau đầu. Vì vậy, chú trọng chống thấm ngay từ đầu tuy tốn kém nhưng sẽ vẫn có lợi hơn nhiều. So với việc hoàn thiện nhà, vào ở được vài ba năm mới phát hiện ra thấm. Rồi đau đầu tìm cách khắc phục, sửa chữa, chống thấm. Khâu thi công chống thấm cần giám sát đặc biệt. Phải làm vệ sinh thật kỹ bề mặt mới tiến hành quy trình chống thấm theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất vật liệu. Vì vật liệu dù tốt đến mấy mà thi công ẩu thì hiệu quả chống thấm cũng không cao.
Thi công điện, nước
Các hệ thống điện, nước liên quan chặt chẽ đến cuộc sống hàng ngày. Nên nếu thiết kế, thi công không cẩn thận, sau này phát sinh sự cố thì việc xử lý sẽ rất mệt mỏi, gây bực bội. Kỹ sư chia sẻ một kinh nghiệm thi công điện nước âm tường khá hữu ích là sử dụng lưới mắt cáo để hạn chế nứt tường cũng như các vết chân chim sau một thời gian sử dụng.
Trên đây là một số lưu ý trong quy trình xây thô cơ bản để độc giả cùng tham khảo. Để đảm bảo công trình nhà phố sau khi hoàn thành được bền vững nhất, cần kiểm tra thi công thường xuyên. Kiểm tra vật liệu đạt chuẩn. Đảm bảo quá trình thi công tuân thủ các quy định an toàn và kỹ thuật. Kỹ sư cũng khuyên các chủ đầu tư nên dành thời gian tìm hiểu. Xem xét hình ảnh thi công thực tế để lựa chọn nhà thầu uy tín, chất lượng. Xây nên ngôi nhà như ý.