Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), các nền kinh tế phát triển đã mất 22 triệu việc làm do khủng hoảng thời Covid-19. Theo Báo cáo Triển vọng Việc làm do OECD công bố, tỷ lệ thất nghiệp ở các nước OECD đã giảm xuống còn 6,6% vào tháng 5, nhưng vẫn cao hơn ít nhất 1% so với mức trước đại dịch. Trong số 22 triệu người thất nghiệp, 8 triệu người thất nghiệp và 14 triệu người bị loại khỏi thị trường lao động. Chi tiết cụ thể về tình hình lao đọng như thế nào, mời bạn đọc theo dõi ngay bài viết dưới đây của chúng tôi.
Tình trạng thiếu việc làm thời khủng hoảng Covid-19
So với thời kỳ đỉnh điểm khủng hoảng Covid-19, các nước phát triển đã cứu được khoảng 21 triệu việc làm. Tuy nhiên, họ vẫn phải đối mặt với mối đe dọa về tỷ lệ thất nghiệp dài hạn. Bởi những lao động trình độ thấp thất nghiệp thời gian qua vẫn phải vật lộn để tìm việc làm mới.
“Nhiều công việc đã bị mất trong cuộc khủng hoảng đại dịch này sẽ không được phục hồi”; Stephane Carcillo, người đứng đầu bộ phận việc làm và thu nhập của OECD, nhận định. Tổ chức này cho rằng, việc làm tổng thể ở các nước thành viên sẽ không trở lại bình thường cho đến quý III/2023. Tuy nhiên, các quốc gia riêng lẻ – chẳng hạn như các quốc gia ở châu Á – Thái Bình Dương – đã chứng tỏ khả năng xử lý khủng hoảng tốt hơn, có thể cải thiện nhanh hơn.
Tác động của tình trạng thiếu việc làm kéo dài được cho là ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Đặc biệt đến những người dễ bị tổn thương, phụ nữ và lao động có kỹ năng thấp. Báo cáo cho thấy giới trẻ cũng có khả năng bị tác động tiêu cực nhiều hơn so với những người trưởng thành đang làm việc. “Tác động về việc làm và tiền lương với người trẻ có thể duy trì trong một thời gian dài”; Stefano Scarpetta, Giám đốc việc làm, lao động và xã hội của OECD, cho biết.
Biện pháp giải quyết tình hình thời kỳ khủng hoảng
Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008; chúng ta phải mất 10 năm để việc làm của thanh niên trở lại mức bình thường. Vị chuyên gia cho rằng cần có những biện pháp lớn hơn; với mục đích là tránh hậu quả tương tự và để đầu tư vào những người trẻ.
“Lần này chúng ta nên làm tốt hơn. Chúng ta không thể để những người trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng như vậy”; ông nói và cho biết xu hướng làm việc từ xa chính là một điểm sáng có tiềm năng để phổ biến rộng rãi hơn. Tuy nhiên, những thách thức về khả năng tiếp cận vẫn cần được giải quyết. Cả về người có thể làm việc từ xa và các nguồn lực cần thiết để làm như vậy. “Nếu không, nó có thể trở thành một sự phân chia khác trên thị trường lao động”, ông nói.
Thị trường lao động vẫn ngặt nghèo
Thị trường tuyển dụng ấm lên nhưng vẫn không dễ để tuyển người đúng nhu cầu; dù họ là lao động phổ thông hay chuyên gia. Bà Nguyễn Thị Nhật Tuyền tại Nidec cho biết, việc tuyển dụng đúng nhu cầu rất khó khăn. Vì nguồn cung lao động phổ thông tại TP HCM ngày càng ít dần.
“Đa số muốn làm công việc tự do như buôn bán online; nên việc tuyển dụng lao động phổ thông không dễ. Công ty có hợp tác các trung tâm cung ứng giới thiệu việc làm. Nhưng vẫn rất khó để giới thiệu lao động cho các nhà máy”, bà Tuyền cho biết. Ngoài ra, nhân lực có trình độ trong nhiều ngành vẫn tiếp tục khan hiếm. Đặc biệt là công nghệ thông tin. Theo đó, hơn 75% doanh nghiệp ngành này dự kiến đẩy mạnh tuyển dụng ứng viên có kinh nghiệm. Để đẩy nhanh tốc độ phục hồi và tăng trưởng.
Theo các chuyên gia tuyển dụng, để tìm được đúng người có thể gắn bó lâu dài lúc này; bên cạnh hình thức phỏng vấn thông thường, nhà tuyển dụng nên thiết kế thêm các bài kiểm tra. Để đánh giá toàn diện sự phù hợp về tính cách, trí tuệ cảm xúc, khả năng hợp tác và khả năng đối phó với căng thẳng.
Ngoài ra, đảm bảo một môi trường làm việc an toàn cũng là yếu tố quan trọng hậu đại dịch. Cuộc khảo sát gần đây của Adecco về sự thay đổi trong kỳ vọng tại nơi làm việc sau đại dịch cho thấy; 82% người tham gia đánh giá cao các quy định nghiêm ngặt về làm sạch và vệ sinh tại nơi làm việc.