
Trên thế giới từ đầu năm 2021 đến nay đã ghi nhận gần 3000 ổ dịch do virus cúm H5N8 gây ra ở gia cầm. Còn đối với Việt Nam nói riêng, chúng ta cũng lần đầu tiên phát hiện chủng này tại 3 tỉnh thành là Cao Bằng, Hòa Bình và Quảng Ninh. Mức độ nguy hiểm của chủng cúm H5N8 cũng được các chuyên gia cảnh báo vì nó có thể lây lan sang người mà không có triệu chứng rõ ràng. Đứng trước tình hình này, mới đây hàng nghìn con gia cầm tại Quảng Ninh cũng đã bị tiêu hủy vì nhiễm bệnh, gây ra thiệt hại kinh tế lớn cho bà con. Bên cạnh đó, các cấp chính quyền cũng đẩy mạnh việc phát hiện, tiêu hủy, tiêm vaccine nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh.
Hơn 3000 con gia cầm tại Quảng Ninh bị tiêu hủy vì dương tính với H5N8
Hơn 3.500 con gia cầm bị nhiễm chủng cúm H5N8 được phát hiện. Địa điểm phát hiện là tại khu vực chăn nuôi của gia đình anh Bùi Đức V. (xã Vũ Oai, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh). Ngay sau khi tiêu hủy số gia cầm này; lực lượng chức năng đã thực hiện các biện pháp dịch tễ. Điển hình như rắc vôi bột, phun khử khuẩn toàn xã Vũ Oai. Sau đó là tổ chức tiêm vaccine cho đàn gia cầm của các hộ chăn nuôi ở khu vực lân cận.
Tính đến ngày 7/7 vừa qua có 30/33 xã, phường trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã tiêm phòng bổ sung 110.000/175.000 liều vaccine cúm gia cầm. Mục đích nhằm hạn chế thiệt hại trong trường hợp dịch bệnh bùng phát. Theo đánh giá của Chi cục thú y tỉnh Quảng Ninh, H5N8 là chủng cúm mới trên gia cầm. Chủng này lần đầu tiên xuất hiện tại Quảng Ninh cũng như trong cả nước. Chủng cúm A/H5N8 có khả năng làm chết gia cầm. Chủng này còn có thể lây lan sang người không để lại triệu chứng.
Chính quyền kiên quyết không để dịch bệnh lây lan diện rộng
Nhiều biện pháp đã được thực hiện nhằm chủ động ngăn chặn virus H5N8. Tất cả hạn chế thấp nhất việc lây nhiễm và gây tử vong cho người; giảm thiểu thiệt hại cho ngành chăn nuôi. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã chỉ đạo chính quyền các cấp triển khai quyết liệt; đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh H5N8 và các chủng virus CGC.
Đối với địa phương có ổ dịch H5N8 chưa qua 21 ngày hoặc địa phương phát hiện gia cầm có kết quả dương tính với virus cúm A/H5N8, gia cầm mắc bệnh, nghi mắc bệnh do các chủng virus cúm A/H5N8, cần xử lý tiêu hủy. Sau đó là công bố dịch và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Tổ chức điều tra xác định nguyên nhân, nguồn lây nhiễm để xử lý kịp thời, hiệu quả. Chính quyền tuyệt đối không để dịch bệnh lây lan diện rộng; tổ chức tiêm vaccine CGC bao vây ổ dịch. Tiêm vaccine cần bảo đảm đạt tỉ lệ trên 80% tổng đàn có nguy cơ. Bên cạnh đó cần thường xuyên rà soát, tiêm phòng bổ sung cho đàn gia cầm.
Bộ cũng hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi gia cầm tăng cường áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Thường xuyên vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất, tổ chức tháng tổng vệ sinh, tiêu độc, sát trùng để tiêu diệt các loại mầm bệnh.