Hiện nay mô hình kinh doanh nhà hàng, quán ăn đang rất phát triển. Vì vậy nếu không có sự đổi mới sáng tạo về thiết kế thì chắc chắn sẽ không đủ sức cạnh tranh, cũng như thu hút được khách hàng. Trên thị trường ngày nay các nhà hàng thường có những thiết kế theo kiểu truyền thống. Chưa mang lại cảm giác mới lạ và để lại dấu ấn trong mắt khách hàng. Thay vì giữ lối thiết kế cũ ấy tại sao bạn không thử lựa chọn lối thiết kế nhà hàng bằng khung thép. Đây là thiết kế tạo cảm giác mới lạ, độc đáo lại thu hút khách hàng. Không những thế còn tạo không gian kinh doanh hiệu quả và tiện lợi. Đây chắc chắn sẽ là một ý tưởng tuyệt vời để giúp bạn giảm bớt phần nào chi phí xây dựng.
Nhà hàng bằng khung thép và những ưu – nhược điểm
Ưu điểm
Trong các mẫu thiết kế nhà hàng khung thép. Các kiến trúc sư sẽ lắp ghép trực tiếp các thanh dầm, cột bằng thép mà không cần sự hỗ trợ của các trụ bê tông.
– Thiết kế độc lạ: nhà hàng bằng khung thép là mẫu thiết kế nhà hàng mới, chưa có nhiều đơn vị áp dụng. Chính vì thế dễ dàng thu hút được sự quan tâm từ khách hàng.
– Giảm tỷ trọng công trình: lượng thép sử dụng được tính toán kỹ lưỡng để khung thép có trọng lượng nhẹ. Đồng thời tiết kiệm chi phí nhưng không làm mất đi tính ổn định.
– Linh động và tiện lợi: thiết kế nhà hàng khung thép rất linh động. Ngoài ra kết cấu xây dựng có thể tách rời tạo điều kiện thuận lợi cho việc thay thế, nâng cấp công trình.
– Tiết kiệm thời gian thi công: hệ thống khung trong mẫu thiết kế nhà hàng bằng khung thép sử dụng mối liên kết được thiết kế sẵn tại nhà máy. Các vật liệu xác định trước, sau đó mới được đưa ra công trình. Nhờ đó, tiến độ thi công sẽ trở nên nhanh gọn hơn.
– Tiết kiệm chi phí: tổng chi phí xây dựng nhà hàng khung thép rẻ hơn so với nhà hàng truyền thống làm từ gạch, cát, đá, bê tông thông thường. Lý do là bởi chi phí vật liệu thấp, thời gian thi công nhanh, giúp giảm chi phí nhân công.
Nhược điểm
– Dễ bị ăn mòn nếu không bảo trì tốt, chất liệu thép dễ bị ăn mòn, nhất là trong điều kiện khí hậu nóng ẩm như tại miền Bắc Việt Nam.
– Khả năng chịu lửa kém, dẫn nhiệt cao, có thể bị biến đổi hình dạng khi gặp nhiệt độ cao trong thời gian ngắn.
Mặc dù vẫn còn tồn tại một số nhược điểm. Tuy nhiên với công nghệ, kỹ thuật ngày càng hiện đại, các nhược điểm này đã dần được khắc phục. Cùng với đó, nhờ mang lại hiệu quả kinh tế cao, thiết kế nhà hàng khung thép đang ngày càng trở nên phổ biến.
Nhà khung thép có quy trình xây dựng tương đối đơn giản với thời gian ngắn và chi phí thấp. Dưới đây là quy trình xây dựng một nhà khung thép hoàn chỉnh.
Các bước cần chuẩn bị để xây dựng nhà hàng bằng khung thép
Bước 1: Xin giấy phép xây dựng
Nhà khung thép được nhà nước đưa vào loại hình nhà tiền chế. Vì vậy khi xin giấy phép xây dựng bạn nên chú ý là xin xây dựng nhà tiền chế. Bên cạnh đó, còn có một số lưu ý như sau: nhà không nằm trong khu bị ngập, sạt lở hay những khu đất không dành cho chức năng để ở tùy từng quy hoạch của khu vực. Trước khi xây dựng phải đảm bảo các chỉ giới đường đỏ và đảm bảo về an toàn xây dựng.
Hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà xưởng công nghiệp gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (1 bản)
- Bản vẽ xin giấy phép xây dựng (2 bộ chính)
- Bản sao chứng nhận quyền sử dụng đất (1 bản công chứng)
- Quyết định phê duyệt đánh giá tác động môi trường (1 bản công chứng)
- Giấy đăng ký kinh doanh của đơn vị tư vấn thiết kế
- Chứng chỉ hành nghề của đơn vị xây dựng (1 bản)
- Văn bản phê duyệt biện pháp thi công của chủ đầu tư đảm bảo an toàn (1 bản chính)
Bước 2: Thi công phần móng
Xây nhà khung thép cũng không khác gì đối với những nhà khác. Tất cả đều phải làm móng trước rồi mới xây lên. Riêng đối với nhà khung thép móng đổ bê tông còn kèm theo bulong để gắn ghép dựng khung nhà xây dựng lên cao thêm.
Cùng lúc hoàn thiện phần móng với các bulong ở dưới thì bắt đầu dựng những khung thép vững chắc đã được chuẩn bị từ trước để tạo thành khung nhà theo như bản vẽ. Sau khi hoàn thanh khung nhà thì lắp các thiết bị và hệ thống bao che (kính, tôn,..) lại với khung bằng bulong cường độ bền cao.
Bước 4: Lắp hệ thống điện nước và hoàn thiện cơ bản ngôi nhà
Lắp các hệ thống bao che thì căn bản đã hoàn thành phần bên ngoài. Tới giai đoạn này kết nối điện với nước để có thể sử dụng, sau đó ốp, lát trang thiết bị nội thất.
Bước 5: Trang trí bên trong lẫn bên ngoài và hoàn thiện ngôi nhà
Bước cuối này rất quan trọng nó quyết định tất cả tính thẩm mỹ của nhà khung thép. Bởi vậy nên đa số chủ sở hữu đều rất tập trung cho việc trang trí này.