Hiện nay, khoảng thông tầng không chỉ là xu hướng làm đẹp đơn thuần mà còn là giải pháp kiến trúc có thể tạo sự thông thoáng và lấy sáng ban ngày rất hiệu quả cho những ngôi nhà phố có diện tích hạn chế, khó tiếp cận ánh sáng tự nhiên. Nhà phố có diện tích dưới 100 mét vuông là loại hình nhà ở rất phổ biến ở Việt Nam. Ưu điểm của loại hình nhà ở này là chi phí đầu tư phù hợp với túi tiền của hầu hết mọi người. Tuy nhiên, do diện tích không quá lớn, và phần lớn diện tích sân vườn bị thu hẹp nên một khuyết điểm thường gặp trong thiết kế nhà phố là khả năng thông gió và ánh sáng tự nhiên kém.
Khái niệm thông tầng là gì?
Thông tầng là khoảng không gian trống trong ngôi nhà có tác dụng lấy sáng giống như giếng trời. Tuy nhiên, thông tầng khác với giếng trời ở chỗ. Nó là khoảng không gian rộng hơn, không quy định phải thông từ tầng 1 lên đến mái. Mà có thể chỉ thông 2 – 3 tầng của ngôi nhà với nhau mà thôi. Thông tầng là khái niệm rộng hơn, bao hàm cả giếng trời.
Tầm quan trọng của thông tầng
Hiện nay, phần lớn những ngôi nhà phố trong quá trình thiết kế đều được kiến trúc sư (KTS) chừa lại một phần diện tích thông thoáng 1-2m dành cho việc đối lưu không khí. Trong những căn nhà có diện tích nhỏ hẹp. Đặc biệt là những căn hộ dạng lửng. Những khoảng thông tầng sẽ tạo cảm giác cao rộng hơn… Ở nhiều căn nhà ống có chiều dài bằng hoặc hơn 20m. Nhiều KTS cũng khuyến khích phải chừa 2 thậm chí 3 khoảng thông tầng. Mỗi lỗ thông tầng này có tác dụng như những giếng trời và được phân bố đều từ trước; giữa cho đến cuối nhà.
Nếu khoảng thông tầng đặt ở giữa nhà sẽ có tác dụng ngăn hờ phòng khách và bếp. Thay cho những bức vách để tạo cảm giác rộng thoáng cho căn nhà. Cùng với vai trò đó là chức năng lấy sáng tự nhiên cho buồng thang và đối lưu không khí chính.
Nếu đặt tại vị trí cuối nhà sẽ giúp tạo sự thông thoáng cho bếp và phòng ăn. Dù nhà nhỏ cũng không nên tiết kiệm diện tích để làm thông tầng.Vì bù lại cho khoảng diện tích bị mất này. Căn bếp sẽ trở nên sáng sủa và thoáng đãng hơn.
Ngoài ra, khoảng thông tầng còn có rất nhiều lợi ích khác. Đặc biệt như tạo không gian trang trọng, tạo góc quan sát rộng… Đối với một số công trình, thông tầng còn tạo thành điểm nhấn cho ngôi nhà. Không những là đầu mối giao thông mà còn là nơi giao tiếp chính trong căn nhà.
Sử dụng hiệu quả khoảng thông tầng
Nếu khoảng thông tầng có khoảng không tương đối rộng. Nó có thể bố trí thêm phòng đọc sách hay làm việc lơ lửng trong khoảng thông tầng. Như vậy vẫn đảm bảo lưu thông không khí và ánh sáng.Nhưng được thêm một phòng nhỏ để sử dụng.
Nếu khoảng thông tầng kiêm thêm buồng cầu thang. Nên bố trí cầu thang ở giữa khoảng không này. Để không khí, ánh sáng đi từ hai bên xuống dưới. Nếu khoảng thông tầng ở tầng trệt và dừng lại ở tầng lửng. Có thể thiết kế phần trần có ánh sáng tạo nên một quầng sáng tạo cảm giác tự nhiên. Thêm hoa văn hình hoa lá để gợi một chút hình ảnh của thiên nhiên.
Ngoài ra, bạn có thể biến thông tầng thành khoảng không gian vui chơi lạ mắt. Nhưng an toàn của con trẻ với một tấm lưới mát cáo; hoặc biến đáy thông tầng không mái thành một khu vườn xinh xắn. Qua đó để mang thiên nhiên và ánh nắng vào nhà.
Dưới khoảng thông tầng, bạn có thể bố trí một hồ nước nhỏ. Đồng thờ, thêm vài cây cảnh trang trí làm không gian xung quanh sống động thêm; ưu tiên thiết kế một “vườn cảnh” khô trang trí. Sát trên cao của nóc giếng trời có thể dùng các nét hoa văn hoa lá trang trí cho sinh động. Lưu ý, đồ trang trí cần đặt ở trong tầm với của người lớn để khi bảo trì; bảo dưỡng sửa chữa đèn điện hay khâu chăm sóc cây cảnh được thuận tiện.
Những nguyên tắc thiết kế thông tầng
Thứ nhất, Từ 2 tầng trở nên
Nhà phải có từ 2 tầng trở lên thì mới có thể sử dụng thông tầng. Cần tính toán khoảng thông tầng nhà phố thật tỉ mỉ. Để đảm bảo cho nhà ở được cân đối hài hòa. Thông thường, nhà có chiều sâu trên 10m thì nên sử dụng thông tầng. Các thiết kế nhà phố có chiều sâu trên 20m thì nên sử dụng từ 2 – 3 khoảng thông tầng. Để làm nhà ở thoáng và sáng hơn. Mỗi lỗ thông tầng này sẽ có tác dụng như giếng trời, được phân bổ đều từ cuối, giữa đến trước ngôi nhà. Nhà nhỏ lại càng nên chừa khoảng thông tầng. Vì nó sẽ làm căn nhà của bạn thoáng và sáng hơn.
Thứ hai, nên đặt thông tầng ở sát một vách tường nhà
Nếu thiết kế thẳng xuyên suốt giống như giếng trời sẽ không khác gì một cái ống, dẫn âm thanh truyền trong giếng rất vang và rõ. Điều này làm cho hoạt động của các thành viên trong gia đình không được thoải mái, mất sự riêng tư, làm phiền lẫn nhau. Bức tường của khoảng thông tầng này nên làm xù xì, nhám, sần để tiêu âm. Hiện nay, các thiết kế mẫu nhà hiện đại thường sử dụng các vật liệu trang trí, sơn gai, ấp gạch thẻ, xây gạch trần… để làm giảm truyền âm của thông tầng hay giếng trời.
Thứ ba, có mái che
Nếu thông tầng thông như giếng trời thì cần phải có mái che để nước mưa không rơi xuống khu vực nhà ở. Tuy nhiên, mái che sẽ làm cho thông tầng bớt thoáng và giảm đi chức năng đối lưu thông khí. Do đó, khi sử dụng mái che, cần bố trí cho nóc giếng trời cao thêm 1m so với mái nhà và tạo 2 cửa thông gió có chớp chắn để gió có thể lùa vào nhưng nước không bị chàn xuống. Điều này sẽ giúp thông tầng thoáng hơn.
Trong trường hợp thông tầng kiểu giếng trời không có mái che thì cần tổ chức thoát nước thật tốt ở đáy giếng (tức là phần sàn tầng 1 thẳng với đỉnh giếng. Đáy giếng phải đủ rộng, khu vực xung quanh giếng trời ở các tầng nên có hệ thống che chắn như tường, gách cửa hợp lý để nước mưa rơi xuống sàn không bị bắn vào những không gian xung quanh, ảnh hưởng tới sinh hoạt của gia đình.
Thứ tư, bảo đảm an toàn
Hệ thống hành lang, cửa sổ và cầu thang tiếp giáp thông tầng phải có lan can, hoa sắt đảm bảo an toàn về chiều cao cũng như khoảng cách các khe hở của ban công. Nếu thông tầng chỉ là khoảng thông giữa 2 tầng. Bên dưới là không gian sinh hoạt thì bạn cần chú ý tới hệ thống đèn trang trí… Treo trên tường ở chỗ thông tầng, tránh gây nguy hiểm cho các thành viên trong gia đình.
Yếu tố phong thủy
Xét về yếu tố phong thủy, các không gian trong ngôi nhà đều có những đặc tính ngũ hành riêng nên đòi hỏi phải có sự bố trí khéo léo theo tương sinh hay tương khắc để sẽ đem lại sự hài hòa tổng thể cho ngôi nhà. Khoảng thông này nối kết với không gian gì thì đặc tính ngũ hành của không gian đó sẽ nổi trội.
Cụ thể, đối với phòng bếp và phòng ăn (có tính Hỏa cao), thì khoảng thông tầng cần phải thoát nhiệt tốt, nên ưu tiên sử dụng những vật dụng mềm mại (Thủy giảm Hỏa) trên tường hay trần.
Còn đối với không gian phòng khách (thuộc về hành Thổ là chính), khi làm khoảng thông tầng nên sử dụng những vật liệu đem lại cảm giác ấm cúng, màu sắc tươi tắn, sáng sủa… Chẳng hạn, có thể treo đèn chùm nơi khoảng thông tầng trong phòng khách bởi đèn chùm có chi tiết thuộc về hành Hỏa), có tính tương sinh. Với những ngôi nhà nhỏ thì khoảng thông tầng cần nghiêng về hành Thủy (sinh Mộc) để tạo sự mềm mại giảm cảm giác chật hẹp, màu sắc nhạt và đường nét uốn lượn.
Kết luận
Nếu khoảng thông tầng có khoảng không tương đối rộng, có thể bố trí thêm phòng đọc sách hay làm việc lơ lửng trong khoảng thông tầng. Như vậy vẫn đảm bảo lưu thông không khí và ánh sáng nhưng được thêm một phòng nhỏ để sử dụng.
Nếu khoảng thông tầng kiêm thêm buồng cầu thang, nên bố trí cầu thang ở giữa khoảng không này để không khí, ánh sáng đi từ hai bên xuống dưới. Nếu khoảng thông tầng ở tầng trệt và dừng lại ở tầng lửng, có thể thiết kế phần trần có ánh sáng tạo nên một quầng sáng tạo cảm giác tự nhiên. Có thể thêm hoa văn hình hoa lá để gợi một chút hình ảnh của thiên nhiên.
Ngoài ra, bạn có thể biến thông tầng thành khoảng không gian vui chơi lạ mắt nhưng an toàn của con trẻ với một tấm lưới mát cáo; hoặc biến đáy thông tầng không mái thành một khu vườn xinh xắn để mang thiên nhiên và ánh nắng vào nhà.
Dưới khoảng thông tầng, bạn có thể bố trí một hồ nước nhỏ và thêm vài cây cảnh trang trí. Để làm không gian xung quanh sống động thêm, hoặc ưu tiên thiết kế một “vườn cảnh” khô trang trí. Sát trên cao của nóc giếng trời có thể dùng các nét hoa văn hoa lá trang trí cho sinh động. Lưu ý, đồ trang trí cần đặt ở trong tầm với của người lớn để khi bảo trì; bảo dưỡng sửa chữa đèn điện hay khâu chăm sóc cây cảnh được thuận tiện.