Bất chấp suy thoái kinh tế và làn sóng nhập cư, nhu cầu và giá nhà ở Hong Kong, thị trường bất động sản đắt đỏ nhất thế giới, vẫn tiếp tục tăng cao. Theo Bloomberg News, chỉ trong vài giờ, Henderson Land đã bán được tới 45 căn hộ tại Dự án Shangnan vào ngày 13/6, với tổng giá trị 32 triệu USD. Dự án Pavilia Farm III của New World Development gây được nhiều sự chú ý, với 88 nhà đầu tư tranh nhau mua căn hộ tại đây. Để tìm hiểu rõ hơn về thị trường bất động sản đắt nhất thế giới này, mời các bạn cùng tìm hiểu thị trường này qua bài viết dưới đây nhé!
Giá bất động sản tại Hông Kông tăng cao
Giá bất động sản tại Hong Kong đang tiến sát mức cao kỷ lục, được thiết lập hồi giữa năm 2019. Tổng giao dịch trên thị trường thứ cấp tại 10 khu dân cư lớn nhất. Dự kiến vượt 2,57 tỷ USD trong nửa đầu năm 2021. Theo hãng bất động sản Centaline, đây là con số cao nhất trong 23 năm qua.
Hong Kong không phải là thị trường bất động sản duy nhất tăng trưởng nóng trong dịch Covid-19. Mỹ, Canada, Australia… chứng kiến giá nhà đất tăng chóng mặt. Tuy nhiên, thị trường Hong Kong vẫn bùng nổ bất chấp việc bất ổn chính trị. Điều này kích thích làn sóng di cư sang Anh và nền kinh tế trì trệ suốt hơn 1 năm qua.
Theo nhà phân tích Nelson Wong của hãng Jones Lang LaSalle, tại thành phố 7,5 triệu dân. Nguồn cung đất quá thấp và nhu cầu mua nhà luôn vượt trội. “Dòng di cư không ảnh hưởng nhiều đến giá nhà. Bởi nó không làm thay đổi tình trạng mất cân bằng cung cầu”, ông cho biết.
Đây là cơ hội vàng với các công ty bất động sản Hong Kong. Nhưng có thể dẫn tới nhiều vấn đề. Tại Hong Kong, chỉ 52% cư dân sở hữu. Chính quyền Trung Quốc muốn Hong Kong ổn định giá nhà.
“Bắc Kinh cho rằng các vấn đề chính trị ở Hong Kong đã được giải quyết; đang chuyển sự tập trung sang các vấn đề xã hội. Đặc biệt là thị trường bất động sản”, chuyên gia Ivan Choy thuộc Đại học Trung Quốc nhận định.
Chính quyền đang tăng nguồn cung
Chính quyền Hong Kong đang thu gom đất ở khu Tân Giới để tăng nguồn cung. Nhà chức trách đang phát triển dự án đảo nhân tạo trị giá 80 tỷ USD. Để giải quyết cuộc khủng hoảng bất động sản. Nhưng người dân Hong Kong sẽ phải chờ đến sau năm 2030 để mua được nhà tại đây.
Chính quyền Hong Kong cũng tạo điều kiện cho người mua nhà dễ dàng vay từ ngân hàng hơn. Năm 2019, Hong Kong giảm tỷ lệ tiền trả trước khi vay mua nhà. Đây là một trong những lý do giúp doanh số bán nhà tại Hong Kong tiếp tục ổn định bất chấp dòng di cư.
Theo chính phủ Anh, tính đến hết quý I năm nay, đã có 34.400 người Hong Kong xin thị thực di cư sang Anh. Bloomberg ước tính nếu 16.300 chủ nhà tại Hong Kong quyết định di cư và bán nhà, số tiền họ nhận về có thể lên đến 19 tỷ USD.
Trong 11 năm qua, Hong Kong đứng đầu danh sách các thị trường bất động sản đắt nhất thế giới. Theo CBRE, giá nhà trung bình tại Hong Kong là 1,25 triệu USD, cao nhất thế giới.
Nguồn cung tại Hong Kong tiếp tục suy giảm. Số lượng nhà có thể được xây giảm từ 25.500 căn hồi 3 năm trước xuống 13.020 năm nay. Việc nhiều khách hàng từ Trung Quốc đại lục sang mua cũng đẩy nhu cầu tăng vọt. Khách hàng Trung Quốc chiếm 11,2% tổng số nhà được mua trong 4 tháng đầu năm.
Lãi suất chạm đáy
Hong Kong không đơn độc trong cơn sốt bất động sản được thúc đẩy bởi lãi suất chạm đáy.Để hỗ trợ các nền kinh tế trên toàn thế giới sau đại dịch. Tuy nhiên, khả năng phục hồi của thị trường nhà đất tại đây lại hơn những gì người ta dự đoán.
Các cuộc biểu tình lớn vào năm 2019, việc ban hành luật an ninh quốc gia; cuộc di cư đến Anh làm gia tăng rủi ro cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên, những lo ngại đó được chứng minh là không có cơ sở ở thành phố 7,5 triệu dân. Nơi không gian là quý giá và nhu cầu về nhà ở tiếp tục cao hơn nguồn cung.
“Mặc dù mức độ di cư cao hơn có thể không thuận lợi đối với giá nhà, nhưng tác động tiêu cực có thể sẽ là nhỏ”, Nelson Wong, Trưởng bộ phận nghiên cứu của Jones Lang LaSalle ở Trung Quốc, đánh giá. “Diễn biến đó không đủ để xoay chuyển tình trạng mất cân bằng cung cầu nghiêm trọng hiện nay”.
Sự vững mạnh của thị trường là một dấu hiệu đáng khích lệ cho các nhà phát triển bất động sản và nền kinh tế Hong Kong, nhưng nó cũng đặt ra nhiều vấn đề. Giá tăng hơn nữa sẽ tạo thêm áp lực lên chính phủ trong việc làm cho giá nhà phải chăng, nơi chỉ 52% cư dân sở hữu căn hộ. Trung Quốc cho rằng giá nhà quá cao cũng là nguồn gốc của sự bất mãn trong xã hội. Cushman & Wakefield dự báo giá nhà tại Hong Kong sẽ tiếp tục tăng thêm 5% trong nửa cuối năm nay.