Bất động sản Việt Nam đang chứng kiến một xu hướng mới đang ngày càng được ưa chuộng, đó là hình thức mua bán – sáp nhập (M&A). Một trong những nguyên nhân khiến xu hướng này phổ biến là do Việt Nam ngày càng đa dạng chuỗi cung ứng toàn cầu, thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài, trong khi hình thức M&A thường có sự tham gia của doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI. Hãy cùng bài viết dưới đây của chúng tôi tìm hiểu những thông tin cụ thể hơn về vấn đề này nhé!
Bất động sản Việt Nam đón đầu xu hướng M&A
Bất động sản công nghiệp của Việt Nam đang ngày càng chứng minh được sức hấp dẫn. Khi hàng loạt thương vụ mua bán – sáp nhập (M&A) được tiến hành với giá trị hàng triệu USD. Ngay trong tháng 5, có thể kể đến các dự án đến từ nhóm doanh nghiệp Hong Kong (Trung Quốc) và Singapore vào Quảng Ninh, Bắc Giang.
Liên doanh SEA Logistics Partners (SLP) và GLP – đơn vị quản lý vận hành kho bãi lớn nhất Trung Quốc; đã mua được 5 dự án đất công nghiệp tại Việt Nam. Sau đó 1 tháng, Tập đoàn Boustead Projects (Singapore) đã mua lại 49% cổ phần của Công ty cổ phần phát triển Công nghiệp KTG Bắc Ninh. Với giá khoảng 7 triệu USD. Đại diện KTG cho biết, việc các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam sẽ mang lại “làn gió mới” cho thị trường vốn còn rất nhiều tiềm năng này.
Giữa làn sóng COVID-19 lần thứ 4, vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam vẫn khởi sắc. Đạt hơn 15 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm. Bất động sản vẫn là lĩnh vực đón lượng vốn ngoại lớn thứ 3. Với số vốn hơn 1,15 tỷ USD. Đà tăng trưởng của Việt Nam, cùng với xu hướng đa dạng chuỗi cung ứng toàn cầu là điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Nguyên nhân khiến xu hướng mua bán – sáp nhập nở rộ
Ông Troy Griffiths – Phó Tổng Giám đốc Savills Việt Nam cho biết. “Khi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt; nhiều công ty đã áp dụng mô hình Trung Quốc + 1 nhằm tìm kiếm địa điểm mới. Để đa dạng hóa, đảm bảo nguồn cung. Và Việt Nam đang là một điểm đến thay thế”. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn sẽ đối mặt với những thách thức nhất định khi tham gia vào thị trường bất động sản Việt Nam. Đơn cử, với họ cơ sở hạ tầng chất lượng vô cùng quan trọng. Như đường xá, hải cảng và hệ thống đường sắt.
Tuy nhiên, các địa phương có nhiều không gian kinh tế, lại gặp hạn chế về cơ sở hạ tầng. Gây khó khăn trong việc tiếp cận nguyên vật liệu. Hoặc gặp nhiều vấn đề trong việc vận chuyển. Bên cạnh đó, để dòng vốn FDI vào thị trường bất động sản Việt Nam mang lại hiệu quả kinh tế cao; các dự án đầu tư cần được thẩm định kỹ càng. Để lựa chọn được các nhà đầu tư tốt, có kinh nghiệm, thực lực và khả năng kết nối thị trường bất động sản quốc tế.
Một số thương vụ đáng chú ý
Các thương vụ mua bán sáp nhập trên thị trường có quy mô, giá trị ngày càng lớn. Từ vài trăm triệu cho đến cả tỉ USD. Đơn cử năm 2019, thương vụ BIDV bán 15% cổ phần cho Keb Hana. Thương vụ có giá 882 triệu USD (tương đương 20.200 tỉ đồng). Đây được xem là khoản đầu tư có giá trị lớn nhất trên thị trường tài chính tính tới thời điểm đó. Hay vào tháng 4.2020, Tập đoàn FWD chính thức nhận được sự chấp thuận theo luật định cho việc mua lại Công ty bảo hiểm nhân thọ Vietcombank – Cardif. VCLI. Công ty bảo hiểm nhân thọ liên doanh giữa Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Thương vụ Vietcombank và BNP Paribas Cardif trị giá 400 triệu USD.